logo-dich-vu-luattq

điều 191 luật đất đai 2013

Bảo tồn quỹ đất trồng lúa là chủ trương được Nhà nước ta chú trọng trong suốt quá trình phát triển đất nước. Tuy nhiên, các quy định hiện hành về điều kiện nhận chuyển nhượng đất trồng lúa đã gây ra nhiều khó khăn cho các chủ thể có nhu cầu chuyển và nhận quyền sử dụng đất trồng lúa để canh tác. Nhằm góp phần phát triển nông nghiệp nói chung và ngành sản xuất lúa nói riêng, đã đến lúc Nhà nước cần thay đổi những chính sách để các chủ thể có thể tiếp cận quỹ đất canh tác thuận lợi hơn.

Theo quy định của khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai năm 2013, “hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa”. Cùng với quy định không cho hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013 đã phát sinh thêm một thủ tục hành chính tại UBND cấp xã nơi người nhận chuyển nhượng đất trồng lúa thường trú – đó là thủ tục xác nhận người nhận chuyển nhượng có trực tiếp sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Để xác định hộ gia đình hoặc cá nhân nhận chuyển nhượng có trực tiếp sản xuất nông nghiệp hay không, hiện nay, khoản 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 hướng dẫn, đối với cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, phải đang sử dụng đất nông nghiệp; không thuộc đối tượng có thu nhập ổn định, thường xuyên khác; có thu nhập từ việc sản xuất nông nghiệp trên đất đang sử dụng. Đối với hộ gia đình, được xác định có trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi đáp ứng các điều kiện đang sử dụng đất nông nghiệp; có thành viên hộ gia đình không có thu nhập ổn định, thường xuyên khác; có thu nhập thường xuyên từ việc sản xuất trên đất nông nghiệp.

Xem thêm: điều 191 luật đất đai 2013

Đọc thêm: Luật sĩ quan quân đội nhân dân việt nam

Việc xác nhận như trên hoàn toàn phụ thuộc vào cảm tính của UBND cấp xã, nhất là với xác nhận liên quan đến “thu nhập thường xuyên từ việc sản xuất trên đất nông nghiệp”, do đó phát sinh tình trạng “nơi thì xác nhận, nơi từ chối”, dẫn đến nhiều trường hợp dở khóc dở cười. Thực chất, chỉ từ xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất về việc sử dụng đất nông nghiệp thì UBND cấp xã nơi có hộ khẩu khó nắm bắt được hết. Càng không thể có đủ căn cứ để xác nhận hộ gia đình, cá nhân có thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp hay không. Có thể thấy, quy định này là một thủ tục bắt buộc, nhưng lại mang tính tùy nghi, không rõ ràng về căn cứ xác nhận. Dễ thấy nhất là không khách quan trong quản lý, gây nhiều phiền toái khi thực hiện thủ tục về đất đai không cần thiết. Quy định này cũng dẫn đến tùy nghi trong áp dụng pháp luật, dễ phát sinh nhiều tiêu cực, nhũng nhiễu người dân, đẻ ra cơ chế xin – cho.

Các chuyên gia nghiên cứu về Luật Đất đai, đặc biệt là những người dân trực tiếp bị ảnh hưởng bởi quy định trên đây của luật đều kiến nghị sửa đổi khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai năm 2013 theo hướng: cho phép hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức kinh tế, không quan trọng việc có trực tiếp sản xuất nông nghiệp hay không, đều được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa nhưng đảm bảo các điều kiện ràng buộc như cam kết đảm bảo sử dụng đúng mục đích là trồng lúa, có đề án dài hạn trong sản xuất lúa, không được để đất hoang hóa…

Tham khảo thêm: Luật giá năm 2012 số 11/2012/QH13

Hướng xử lý này sẽ giúp quỹ đất trồng lúa vẫn được bảo tồn theo đúng chủ trương của Nhà nước và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, tránh tình trạng đất trồng lúa bị bỏ hoang, người không có nhu cầu thì ôm đất, còn người thật sự cần thì không tiếp cận được.

KIM PHƯỢNG

Đọc thêm: Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !