Chia sẻ đất CLN là gì và những quy định sử dụng đất CLN theo luật hiện hành.
Căn cứ theo Luật đất đai 2013, các loại đất tại Việt Nam được phân chia ra làm 03 nhóm gồm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Theo đó, mỗi nhóm đất sẽ có quy định và mục đích sử dụng riêng theo điều luật của Nhà nước.
Xem thêm: đất cln có được xây nhà không
Và trong bài viết ngày hôm nay, Nhà Đất Mới sẽ cùng bạn đi tìm hiểu đất CLN là gì? Có được phép xây dựng nhà ở hay không? Nếu bạn cũng đang có cùng thắc mắc tương tự, đừng bỏ qua những nội dung hữu ích sau đây.
Nội dung chính
1. Đất CLN là đất gì?
CLN là tên viết tắt của đất trồng cây lâu năm, thuộc nhóm đất nông nghiệp. Theo đó, đất CLN là đất trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng từ 01 năm trở lên, tính từ thời điểm gieo trồng đến khi thu hoạch. Đồng thời, đây cũng có thể là loại đất trồng cây thu hoặc trong thời gian dài, cây sinh trường hàng năm như: Thanh long, bưởi, nho,…
2. Sự khác biệt giữa đất CLN và đất HNK là gì?
Hiện nay, có không ít người nhầm lẫn giữa đất HNK và đất CLN, bởi cả 02 đều thuộc nhóm đất nông nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định của Nhà nước thì đất HNK là loại đất chuyên dụng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng tính từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch không quá 01 năm như: Lúa, hoa màu, mía, đay, sợi,…
Do vậy, để so sánh với đất CLN thì 02 nhóm đất này khác nhau về loại cây trồng. Đất CLN dùng để trồng cây lâu năm, thu hoạch dài hạn, còn đất HNK là loại đất trồng hàng năm, thu hoạch theo vụ ngắn.
3. Có được phép xây nhà trên đất CLN không?
Tham khảo thêm: Đất thổ cư là gì? Phân biệt đất thổ cư với những loại hình bất động sản khác
Theo quy định của Nhà nước, không được phép xây dựng nhà ở, công trình trên đất nông nghiệp. Nếu muốn xây, bắt buộc phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp hoặc đất ở.
Tuy nhiên, do cơ quan Nhà nước ra quyết định dựa trên cơ sở của Luật Đất đai. Vậy nên, không phải đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất nào cũng được phê duyệt, mà cần căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện và quy hoạch của địa phương.
4. Hướng dẫn chuyển đổi đất CLN sang đất ở
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ chuyển đổi đất CLN sang đất ở bao gồm các giấy tờ sau:
– Đơn đăng ký biến động đất đai (theo mẫu)
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất (Sổ đỏ).
– Bản sao công chứng sổ hộ khẩu, CMND/CCCD của chủ sở hữu đất.
Tìm hiểu thêm: Điều kiện để tách, hợp thửa đất theo quy định của pháp luật
Bước 2: Nộp hồ sơ
Chủ sở hữu đất đến nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai quận (huyện) nơi có đất. Văn phòng đăng ký đất đai sẽ có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, xác minh thực địa (trong trường hợp cần thiết).
Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận mục đích sử dụng đất vào Sổ đỏ, đơn đăng ký và tiến hành cập nhật, chỉnh lý biến động vào cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
Sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, chủ sở hữu đất đến Văn phòng đăng ký đất đai để nhận lại Sổ đỏ đã được chỉnh lý.
Như vậy, Nhà Đất Mới vừa chia sẻ với bạn khái niệm “đất CLN là gì?” cũng như giải đáp thắc mắc “Có thể xây dựng, thi công nhà ở trên đất CLN không?”. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây, bạn đã phần nào nắm được đất CLN là gì và những quy định sử dụng đất CLN theo quy định hiện nay.
Ngoài ra, tại chuyên mục KIẾN THỨC BẤT ĐỘNG SẢN của chúng tôi cũng thường xuyên cập nhật những bài viết của các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản. Hãy tham khảo ngay nhé.
Nguồn: Nhadatmoi.net
Tham khảo thêm: Bảng giá đất Ninh Thuận giai đoạn 2021-2024