logo-dich-vu-luattq

Luật kinh doanh dịch vụ ăn uống

>> Tư vấn MIỄN PHÍ với Luật sư Mai Tiến Dũng.

Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và kiện kinh doanh dịch vụ ăn uống được quy định tại Điều 28, 29, 30 Luật An toàn thực phẩm 2010 như sau:

Xem thêm: Luật kinh doanh dịch vụ ăn uống

1. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nơi chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống

  1. Bếp ăn được bố trí bảo đảm không nhiễm chéo giữa thực phẩm chưa qua chế biến và thực phẩm đã qua chế biến.
  2. Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.
  3. Có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải bảo đảm vệ sinh.
  4. Cống rãnh ở khu vực cửa hàng, nhà bếp phải thông thoát, không ứ đọng.
  5. Nhà ăn phải thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ, có biện pháp để ngăn ngừa côn trùng và động vật gây hại.
  6. Có thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, rửa tay và thu dọn chất thải, rác thải hàng ngày sạch sẽ.
  7. Người đứng đầu đơn vị có bếp ăn tập thể có trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm.

2. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống

  1. Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
  2. Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
  3. Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
  4. Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

3. Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong chế biến và bảo quản thực phẩm

  1. Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm phải rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, lưu mẫu thức ăn.
  2. Thực phẩm phải được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.
  3. Thực phẩm bày bán phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.

Ngoài các điều kiện trên, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống còn phải tuân thủ các yêu cầu của Khoản 2 Điều 2 Nghị định 155/2018/NĐ-CP như sau:

  1. Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
  2. Thiết bị, phương tiện vận chuyển, bảo quản thực phẩm phải bảo đảm vệ sinh và không gây ô nhiễm cho thực phẩm.
  3. Người trực tiếp chế biến thức ăn phải được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm và được chủ cơ sở xác nhận và không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp khi đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

4. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Theo Khoản 1 Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP: “Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định này”.

Như vậy, nếu cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện theo Chương V Luật an toàn thực phẩm 2010 và các văn bản hướng dẫn khác.

Tóm lại, khi kinh doanh dịch vụ ăn uống thì tổ chức, cá nhân cần đảm bảo các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm như nêu trên.

HỎI: THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM TỪ NƯỚC NGOÀI

Xin chào luật sư,

Tôi hiện đang sinh sống và học tập tại Canada (quốc tịch Việt Nam nhưng sẽ không về Việt Nam trong vài năm) và muốn đăng ký kinh doanh ở Việt Nam. Công ty của tôi hiện đang cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử (cài đặt và tự động hóa các quy trình doanh nghiệp online) cho khách hàng ở Mỹ. Mọi dịch vụ và trao đổi hàng hóa đều qua mạng – và không diễn ra ở Việt Nam. Khách hàng cũng không phải doanh nghiệp hoặc người tiêu dùng Việt Nam. Tôi có thể đăng ký kinh doanh và mở tài khoản ngân hàng ở Việt Nam mà không cần phải có mặt ở đó không? Các vấn đề về thuế sau này có cần tôi có mặt ở Việt Nam không? Nếu phải có mặt ở Việt Nam – tôi có thể nhờ người thân ở đó đăng ký giùm không hay họ phải đứng tên công ty rồi thuê tôi làm giám đốc?

Xin cảm ơn!

Luật sư NGUYỄN QUANG TRUNG tư vấn về việc thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam từ nước ngoài như sau:

Chào bạn,

Đầu tiên Công ty Luật TLT xin gửi lời chào trân trọng đến bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng đặt câu hỏi.

Về câu hỏi của bạn, Chúng tôi xin có chia sẻ như sau:

Bạn có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam đồng thời là giám đốc, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Theo quy định pháp luật, doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Do vậy, bạn có thể thuê người khác làm đại diện theo pháp luật hoặc có thể ủy quyền cho người khác làm đại diện công ty.

Ngoài ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty bạn có thể ủy quyền cho cá nhân khác để đại diện công ty thực hiện các công việc khác như thuế.

Điều 12. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Đọc thêm: điều 27 bộ luật hình sự

1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Đọc thêm: điều 27 bộ luật hình sự

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đọc thêm: điều 27 bộ luật hình sự

3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Khi chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

Đọc thêm: điều 27 bộ luật hình sự

4. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:

Đọc thêm: điều 27 bộ luật hình sự

a) Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;

Đọc thêm: điều 27 bộ luật hình sự

b) Người được ủy quyền tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Đọc thêm: điều 27 bộ luật hình sự

5. Trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này, đối với doanh nghiệp chỉ còn một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

Đọc thêm: điều 27 bộ luật hình sự

6. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty chết, mất tích, đang bị truy cứu trách nhiệm bình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.

Đọc thêm: điều 27 bộ luật hình sự

7. Tòa án, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

Đọc thêm: điều 27 bộ luật hình sự

Điều 85. Đại diện của pháp nhân

Đọc thêm: điều 27 bộ luật hình sự

Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người đại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định về đại diện tại Chương IX Phần này.

Đọc thêm: điều 27 bộ luật hình sự

Chúng tôi rất sẵn lòng hỗ trợ để bảo vệ tốt nhất và có lợi nhất quyền lợi chính đáng của bạn.

Bạn có thể liên hệ Luật sư TLT theo thông tin sau:

– Luật sư Nguyễn Quang Trung – 0967 370 488

Tìm hiểu thêm: Các hình thức thực hiện pháp luật

– Giám đốc Công ty Luật TNHH TLT

– www.tltlegal.com

Trân trọng.

Luật sư Nguyễn Quang Trung.

HỎI: GIẤY PHÉP KINH DOANH QUÁN CÀ PHÊ

Chào Luật sư,

Tôi muốn kinh doanh thuốc lá điện tử và cafe với quy mô nhỏ thì tôi cần những giấy phép gì? Và làm những giấy phép đó ở đâu? Mong luật hỗ trợ giải đáp cho tôi vấn đề này.

Xin cảm ơn!

Luật sư DƯƠNG HOÀI VÂN tư vấn về giấy phép kinh doanh quán cà phê như sau:

Chào bạn, căn cứ vào thông tin mà bạn cung cấp, Luật sư xin đưa ra tư vấn như sau:

Mở quán cafe cần có cần giấy phép kinh doanh không đang rất được quan tâm, tuy nhiên ngoài giấy phép kinh doanh thì đối với kinh doanh quán cafe bạn sẽ cần có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm nữa, hồ sơ này nộp tại Chi cục ATVSTP hoặc cục ATVSTP. Hồ sơ bao gồm:

  • Giấy khám sức khỏe và CMTND cho những nhân sự đang làm việc tại quán: về nguyên tắc là tất cả nhân sự làm việc tại quán cần có giấy khám sức khỏe còn hiệu lực trong vòng 12 tháng.
  • Tờ khai “Đề nghị sát hạch kiến thức VSATTP” theo mẫu.
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có chứng thực), bản công bố chất lượng cà phê (bản photo có chứng thực), hóa đơn mua bán cà phê, giấy chứng nhận cơ sở sản xuất cà phê.
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở.
  • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng xung quanh.
  • Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình phân phối (bỏ qua nếu là đăng ký kinh doanh cá thể).
  • Bản thuyết minh trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ của cơ sở.
  • Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người quản lý.
  • Giấy xác nhận của chủ cơ sở và người quản lý trực tiếp của cơ sở.
  • Các nguyên vật liệu tại quán phải có đầy đủ hợp đồng cung cấp, hóa đơn bán hàng…

Bên Y tế sẽ cho người xuống kiểm tra thực tế và kiểm tra những hạng mục như trên, bạn qua được thì mới được cấp giấy, nếu chưa qua, họ sẽ hướng dẫn các bạn còn thiếu sót điểm gì để hoàn thiện và họ sẽ tiến hành kiểm tra lại.

TRÊN ĐÂY LÀ Ý KIẾN TƯ VẤN CÓ TÍNH CHẤT THAM KHẢO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Nếu bạn cần tư vấn, cần luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và hỗ trợ thực hiện các thủ tục theo đúng quy định pháp luật, bạn có thể đến trực tiếp Văn phòng Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 422 Võ văn Kiệt, Phường Cô Giang, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh hoặc văn phòng giao dịch của Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh tại: 158/1A Nguyễn Sơn, P.Phú Thọ Hòa, Quận Tân Phú (Tầng 2).

Trân trọng./

Luật sư Dương Hoài Vân

Giám đốc Công ty Luật TNHH Một thành viên Vân Hoàng Minh

Luật sư Dương Hoài Vân.

TÊN LIÊN QUAN

Dịch vụ pháp lý trọn gói: THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Thủ tục thành lập công ty

Đăng ký ngành nghề kinh doanh

Tìm hiểu thêm: Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !