Trong thời đại kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì việc đăng ký kinh doanh không chỉ giúp cho các nhà đầu tư khởi nghiệp mà còn góp phần không nhỏ vào việc phát triển nền kinh tế của đất nước. Nhưng nếu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không đăng ký kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền?
1. Không đăng ký kinh doanh bị phạt thế nào?
Xem thêm: Xử phạt khi không đăng ký kinh doanh
Theo Nghị định 124/2015/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được quy định như sau:
2. Ý nghĩa của việc đăng ký kinh doanh
Đọc thêm: Chung cư có được đăng ký kinh doanh không
Việc đăng ký kinh doanh hay thành lập doanh nghiệp là việc thực hiện các thủ tục hành chính để đưa doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện đi vào hoạt động. Nếu doanh nghiệp hoạt động mà không làm các thủ tục thành lập doanh nghiệp thì sẽ phải chịu những mức phạt nhất định. Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp giúp cho cơ quan nhà nước sẽ dễ dàng hơn trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh từ đó dễ dàng kiểm soát và quản lý doanh nghiệp và các thành phần kinh tế. Việc đăng ký kinh doanh và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn giúp cơ quan nhà nước nắm được những xu hướng của thị trường, giúp làm căn cứ để hoạch định các chủ trương, chính sách để phát triển nền kinh tế bền vững hơn nữa, đồng thời đưa ra c các biện pháp khuyến khích hoặc hạn chế để định hướng lại thị trường.
Việc đăng ký kinh doanh sẽ được cơ quan nhà nước thông qua và cấp phép hoạt động thông qua việc cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép và công nhận về mặt pháp luật để có quyền hoạt động kinh doanh những mặt hàng như đã đăng ký một cách hợp pháp và được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo hộ. Khi đó, các doanh nghiệp khác sẽ hoàn toàn tin tưởng và việc ký kết hợp đồng hoàn toàn có thể diễn ra vì doanh nghiệp đã có tư cách pháp nhân và có con dấu tròn. Chính hành lang pháp lý của doanh nghiệp đã giúp cho các hoạt động trở nên minh bạch và đáng tin cậy hơn.
3. Quy trình đăng ký kinh doanh
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên/Danh sách cổ đông sáng lập;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của sáng lập viên và người đại diện theo pháp luật của công ty (Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/Hộ chiếu). Trường hợp góp vốn là tổ chức thì cần nộp kèm
- Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác và bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức;
- Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục
Thời hạn hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp: trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo về tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Tham khảo thêm: Nhà chung cư không được đăng ký kinh doanh
Bước 2: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định. Tuy nhiên, hiện nay để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như công bố thông tin kịp thời, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thu luôn lệ phí công bố khi doanh nghiệp nhận kết quả đăng ký kinh doanh.
Bước 3: Khắc dấu doanh nghiệp
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành liên hệ với đơn vị khắc dấu để khắc dấu. Nội dung con dấu thể hiện những thông tin sau đây:
- Tên doanh nghiệp;
- Mã số doanh nghiệp.
Trên đây là tư vấn về mức phạt tiền khi doanh nghiệp không thực hiện đăng ký kinh doanh. Chung tôi đã cung cấp đầy đủ thông tin về quy trình đăng ký kinh doanh hiệu quả. Nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ Luật Hùng Thắng để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Tham khảo thêm: Số đăng ký kinh doanh tiếng anh