Đối với mọi nền kinh tế, giao thông vận tải được ví như huyết mạch, có vai trò rất quan trọng trong quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa khắp vùng miền. Trong đó, xe tải được coi là một phương tiện vận tải bộ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Vậy xe tải là gì? Cấu tạo của xe tải và các loại xe tải phổ biến hiện nay là gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính
Xe tải là gì?
Theo căn cứ pháp lý tại điểm 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41: 2016?BGTVT về báo hiệu đường bộ thì xe tải được định nghĩa như sau: Xe tải ( hay còn gọi là ô tô tải) là xe ô tô chuyên dùng dùng để chở hàng hóa, có khối lượng chuyên chở được cho phép là 1.500kg theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Xem thêm: Xe tải là gì
Xe tải chassis là gì?
Hầu hết các loại xe tải hiện nay ( trừ kiểu xe minivan) đều được thiết kế xung quanh một khung cứng gọi là Chassis (sắt xi). Đây là bộ phận được coi là khung xương của xe với vai trò vô cùng quan trọng là nâng đỡ, cố định và liên kết các bộ phận của xe tạo thành một thể thống nhất, giúp chiếc xe được bền đẹp, chắc chắn. Những loại xe có thiết kế khung Chassis gọi là xe tải chassis.
Xe bán tải là gì?
Xe bán tải hay còn được gọi là pickup/mini pickup là kiểu xe tải loại nhỏ, hạng nhẹ. Đây là kiểu xe kết hợp giữa cabin cho hành khách tại khoang lái và phần thùng đựng hàng hóa. Ưu điểm của xe bán tải là do có kết cấu khung gầm tách biệt, nên khả năng vượt địa hình gồ ghề và chở hàng hóa khối lượng lớn rất tốt.
Hiện nay trên thị trường có 2 dòng xe bán tải thông dụng đó là
- Loại xe trọng tải chở hàng nhỏ hơn trọng tải trở người ( gọi là xe con)
- Loại xe có trọng tải chở hàng lớn hơn trọng tải trở người thì được ưu đãi thuế và phí trước bạ như xe tải) – Phần lớn các dòng xe bán tải hiện nay thuộc loại này.
Xe tải van là gì?
Xe tải van là xe có cấu trúc dạng hộp, khối kín, từ “van” là viết tắt của từ tiếng Anh “caravan”. Đặc điểm nhận diện của mẫu xe này là đó chính là phần cửa sau của xe có dạng 2 cánh, là 1 cửa đón khách và 1 cửa để chất hàng hóa lên xe. Xe tải van cỡ nhỏ được gọi là minivan sẽ không có phần cửa trượt. Khách với xe tải van cỡ lớn có cửa trượt ngang, khoang chứa đủ rộng cho từ 10 đến 16 chỗ ngồi.
Tìm hiểu thêm: Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi là gì ?
Chúng ta có thể phân loại xe tải van theo 2 đặc điểm là công dụng và kích cỡ.
- Theo công dụng: Chia xe tải van thành 2 loại là loại chuyên chở hàng hóa ( phần khoang sau có thể gập gọn lại lấy diện tích để hàng hóa) và loại chuyên chở người (có khoang rộng như Ford Transit, Toyota Innova,…)
- Theo kích cỡ: cũng chia thành 3 loại là xe van cỡ lớn ( khoang rau rộng thoải mái chở đồ), xe van cỡ nhỏ (minivan – chỉ có 2 ghế trước và khoang chứa đồ phía sau) và xe van cỡ siêu nhỏ.
Ưu điểm của xe tải là gì?
- Xe tải là xe chuyên chở hàng hóa số lượng lớn nhỏ tùy ý, động cơ bền bỉ và có thể vượt mọi địa hình kể cả những đoạn đường khó đi, nhiều ổ gà.
- Xe tải có nhiều loại khác nhau, có thể vừa chở hàng hóa và chở người.
- Trên thị trường có nhiều hãng xe tải, có thể lựa chọn phù hợp với mục đích sử dụng và kinh phí
Nhược điểm của xe tải là gì?
- Xe tải chở tải trọng lớn, mức độ hoạt động thường xuyên gây tác động tới mặt đường, hỏng đường
- Xe tải di chuyển hơi ồn, do kích thước lớn nên tầm nhìn sẽ khuất 1 số điểm mù, lái xe không chú ý rất dễ gây ra tai nạn, đặc biệt là các khúc cua
- Giá thành của các loại xe tải khá cao
Cấu tạo của xe tải
Xe tải có cấu tạo gồm một chassis, một cabin, các trục, hệ thống treo, các bánh xe, một động cơ và một hệ thống lái.
Cấu tạo cabin xe tải như thế nào?
Cabin xe tải là nơi tài xế ngồi điều khiển xe. Đây là một không gian kín, có hệ thống điều hòa không khí, hệ thống âm thanh, hệ thống điều khiển xe và ghế ngồi dành cho tài xế và phụ xe.
Động cơ Diesel là gì?
Động cơ Diesel được phát minh vào năm 1982, là một loại động cơ đốt trong, dùng dầu Diesel làm nguyên liệu. Việc đánh lửa nhiên liệu của động cơ Diesel được gây ra bởi nhiệt độ cao của không khí trong xi lanh do nén cơ học ( sự tự cháy dưới tác động của nhiệt độ và áp suất cao của không khí nén), khác với hoạt động đánh lửa của động cơ xăng hay động cơ gas.
Một số ưu điểm của động cơ Diesel là
- Hiệu suất hoạt động cao gấp 1,5 lần động cơ xăng
- Dầu Diesel sử dụng làm nhiên liệu rẻ tiền hơn động cơ chạy nhiên liệu bằng xăng.
- Dầu Diesel an toàn hơn những loại nguyên liệu kia vì do nó không thể tự bốc cháy ở nhiệt độ thường.
- Động cơ Diesel không sử dụng bộ phận đánh lửa và bộ chế hòa khí cho nên ít hư hỏng vặt, bền bỉ hơn.
- Xe tải sử dụng động cơ Diesel có khả năng chịu sức tải lớn hơn những loại xe dùng động cơ xăng.
Bên cạnh đó, động cơ Diesel cũng tồn tại một số nhược điểm như:
- Động cơ Diesel có khối lượng nặng hơn so với động cơ xăng nếu cùng một công suất.
- Động cơ Diesel có giá thành máy móc chế tạo cao hơn, giá sửa chữa cũng cao hơn do tỷ số nén của động cơ Diesel cao hơn nên đòi hỏi các chi tiết máy của động cơ phải đảm bảo chất lượng
- Hầu hết động cơ Diesel là động cơ nhập khẩu, do đó, nếu hỏng hóc cần sửa chữa thì đòi hỏi phải có máy móc chuyên dụng và tiên tiến, thợ có kỹ thuật cao.
- Khói từ nguyên liệu dầu Diesel đen nhiều hơn, có mùi hôi và tiếng ồn nhiều hơn so với động cơ dùng xăng.
Chassis là gì?
Chassis hay còn gọi là Sắt xi, được coi như là khung xương của chiếc xe tải. Chassis đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ, cố định và liên kết các bộ phận bánh xe, thùng xe, cabin với nhau. Chassis thường làm từ thép ống (thép chịu lực và sắt xi) có khả năng chịu tải trọng cực lớn, giúp xe hoạt động bền bỉ, tăng tuổi thọ. Một bộ khung Chassis chia thành 4 bộ phận đó là
- Hệ thống giảm sóc – Suspension (hệ thống giảm sốc): giúp xe giảm sóc khi di chuyển trên những đoạn đường xấu
- Hệ thống lái – Steering: điều khiển bánh xe
- Hệ thống phanh – Brakes: giúp xe có thể dừng khẩn cấp nếu gặp các sự cố bất ngờ khi tham gia giao thông
- Hệ thống bánh xe – Tires & Disc Wheels
Các loại xe tải phổ biến hiện nay?
Nhu cầu vận tải của con người ngày càng tăng, để đáp ứng được lượng cầu thì thị trường xe tải phải sáng chế ra rất nhiều loại xe tải qua hàng thập kỷ để lọc ra những mẫu xe phù hợp với nhu cầu thực tiễn, có thể đáp ứng được mục đích vận chuyển hàng hoá một cách thiết thực nhất, dưới đây là các loại xe tải phổ biến nhất hiện tại.
Xe tải hạng nhẹ là gì?
Theo quy định về trọng tải, xe tải hạng nhẹ là những loại xe tải có trọng lượng dưới 6,3 tấn. Ưu điểm của loại xe tải hạng nhẹ là vận chuyển hàng hóa dễ dàng và cực kỳ linh hoạt khi đi trong các con đường nhỏ hoặc hẻm sâu. Xe tải hạng nhẹ thì thường được các doanh nghiệp vừa và nhỏ ưu tiên sử dụng, các doanh nghiệp lớn sẽ lựa chọn xe tải hạng nhẹ khi cần vận chuyển hàng hóa tới nơi vùng sâu vùng xa đường đi nhỏ hẹp.
Xe tải cỡ trung là gì?
Tham khảo thêm: Súc vật là gì? Đặc điểm của súc vật và thú dữ
Xe tải cỡ trung sẽ có kích thước lớn hơn những loại xe tải hạng nhẹ. Trọng lượng quy định của xe tải cỡ trung là từ 6,3 tấn đến khoảng 15 tấn. Đây là loại xe tải phổ biến nhất tại Việt Nam. Ưu điểm của loại xe tải hạng trung là để vận chuyển vật liệu xây dựng, hàng hóa số lượng nhiều phù hợp với hệ thống giao thông cả thành thị và nông thôn ở Việt Nam, những cung đường không quá hẹp.
Xe tải hạng nặng là gì?
Xe tải hạng nặng là loại xe có trọng lượng lớn nhất được phép lưu thông trên đường bộ. Trong lượng xe tải hạng nặng có thể lên đến 40 tấn, tuy nhiên ở Việt Nam chỉ cho phép trọng lượng tối đa 20 tấn. Loại xe này chủ yếu là xe vận tải đường dài hoặc các loại xe móc để chở các container lớn ở cảng.
Xe tải ben là gì?
Xe tải là xe tải chuyên dụng và có khả năng tự đổ hàng hóa thường dùng để chở cát, sỏi, vật liệu xây dựng… Xe tải ben có thùng chứa hàng phía sau với kích thước từ 1 khối đến 15 khối và có piston thủy lực để nâng phía trước cho phép để giúp hàng hóa trong thùng xe đổ xuống mặt đấy mà không cần người bốc vác. Người ta phân loại xe tải ben theo số lượng giàn lốp, mỗi bên giàn lốp có 3 bánh thì gọi là xe ben 3 chân, 4 bánh thì gọi là xe ben 4 chân.
Xe tải đông lạnh là gì?
Xe tải đông lạnh là kiểu xe được dùng để chuyên chở những loại hàng hóa cần bảo quản ở nhiệt độ nhất định để tránh bị hư hỏng ví dụ như thủy sản, hải sản, rau củ, kem, sữa chua… Xe tải đông lạnh được làm lạnh bằng băng, hoặc hệ thống làm lạnh cơ học, hoặc dùng CO2 dưới dạng đá khô / dạng lỏng. Khi sử dụng xe tải đông lạnh cần lưu ý kiểm soát chế độ làm lạnh phù hợp với mỗi loại hàng hóa, để đảm bảo chất lượng hàng hóa không thay đổi sau khi vận chuyển.
Xe bồn là gì?
Xe bồn là loại xe có kích thước lớn, dùng để chuyên chở các chất lỏng, xăng dầu, hóa chất hoặc khí. Bể chứa của xe bồn khá lớn, thường có dung tích từ 20.800 lít tới 43.900 lít, được thiết kế một hoặc nhiều bể chứa. Xe bồn thường rất khó lái do lực hấp dẫn cao. Có 3 loại xe bồn là xe làm bằng thép, xe bằng nhôm và xe bằng nhôm. Sử dụng xe bồn để chuyên chở các loại chất lỏng như xăng dầu, hóa chất sẽ giúp đảm bảo an toàn; kín và khít tránh rò rỉ, bay hơi.
Xe cẩu tự hành là gì?
Xe cẩu tự hành là loại xe tải được gắn thêm cần trục cẩu tự hành. Đây là loại trục cẩn đặt đặt trên xe ô tô hoặc có máy kéo bánh xích, dùng trọng lượng của ô tô hoặc máy kéo bánh xích làm đối trọng để cẩu đồ vật hàng hóa lên xe. Xe cẩu tự hành có tính cơ động cao, ít tốn công vận chuyển hàng hóa. Loại xe này thường được sử dụng trong những công trình yêu cầu xây lắp và nâng hạ hàng hóa, máy móc hoặc vật liệu có trọng lượng từ 2,5 tấn đến 15 tấn. Nếu không có loại xe cẩu tự hành này thì việc vận chuyển hàng hóa sẽ còn gặp nhiều khó khăn hoặc phải cần tới xe cẩu chuyên dụng cồng kềnh.
Bài viết đã tổng hợp thông tin cơ bản về xe tải là gì, cấu trúc của xe tải cụ thể ra sao và các loại xe tải thông dụng trên thị trường. Hi vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về xe tải và công dụng của nó trong việc vận chuyển và lưu thông hàng hóa hiện nay
Tham khảo thêm: An toàn lao đông là gì