Rao bán đầy trên mạng
Trên các hội nhóm về mua bán xe ô tô đã qua sử dụng, có những cụm từ khá “lạ” được những người bán cài vào thông tin chiếc xe như “xe Lào, xe Cam hay xe ngân”.
Xem thêm: Xe ngân là gì
Tìm kiếm những từ khoá trên, thật bất ngờ khi ra kết quả có hàng chục hội, nhóm kinh doanh và giới thiệu riêng mặt hàng này. Điểm đặc biệt, những chiếc xe gán mác “xe Lào, xe Cam, xe ngân” có giá rất rẻ, chỉ bằng khoảng 40-50% so với giá trị thực của chiếc xe ngoài thị trường.
Không khó để tìm thấy những hội nhóm chuyên bán các dòng “xe Lào, xe Cam, xe ngân” với giá rẻ “giật mình”.
Trên một nhóm chuyên giao dịch các dòng xe này, một chiếc Toyota Camry biển Lào đời 2009 đang được rao bán với giá 145 triệu cùng cam kết về giấy tờ, an ninh. Trong khi đó, mẫu Camry cũ “xịn” cùng đời đang có giá thị trường không dưới 550 triệu.
Cũng trong nhóm này, chiếc Mazda 6 đời 2017 gắn mác “xe ngân” đang được rao bán 2xx triệu (trong khoảng 200-300 triệu), trong khi giá thị trường của chiếc xe này đang vào khoảng trên dưới 700 triệu.
Theo tìm hiểu từ những người mua bán xe cũ tại Hà Nội, “xe Lào, xe Cam, xe ngân” là những từ “chuyên ngành” của cánh buôn xe cũ. Trong đó, “xe Lào, xe Cam” nhắc đến những chiếc ô tô có nguồn gốc từ các nước láng giềng với Việt Nam như Lào hoặc Campuchia.
Theo quy định, xe Lào hay Campuchia vẫn phải đeo biển kiểm soát của các quốc gia nói trên khi hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam theo diện “tạm nhập, tái xuất”. Những xe này chỉ được hoạt động tại Việt Nam không quá 30 ngày, sau đó phải về nước hoặc đến cửa khẩu xin gia hạn tiếp nếu có nhu cầu.
Tìm hiểu thêm: Cách viết bản kiểm điểm đảng viên
Chính sách thuế, giá xe ô tô ở nước bạn rẻ hơn nhiều so với tại Việt Nam, nhất là các loại xe sang, dung tích xy-lanh lớn. Do đó rất nhiều trường hợp bằng cách này hay cách khác mà các xe có nguồn gốc Lào, Campuchia ở lại Việt Nam luôn mà không được “tái xuất” về nước.
Nhiều xe sang có nguồn gốc từ Lào đã không “tái xuất” đúng thời hạn mà ở luôn lại Việt Nam. (Ảnh minh họa: Đình Quý)
Còn một loại được rao bán khá nhiều hiện nay là “xe ngân”. Đây là loại ô tô mà chủ xe đã thế chấp giấy tờ tại các ngân hàng để vay tiền. Tuy vậy, chủ xe hoặc người sở hữu mang xe đi cầm cố để lấy tiền và bỏ xe. Do đó, những chiếc “xe ngân” này cũng thường được bán rất rẻ.
Chia sẻ với VietNamNet, anh Dương Trung K. – người có kinh nghiệm hơn 10 năm trong việc mua bán xe cũ tại Hà Nội cho hay: “Các ‘xe Lào, xe Cam, xe ngân’ muốn lưu thông ngoài đường thường sẽ phải ‘nguỵ trang’ với biển kiểm soát khác, có thể là biển giả hoặc biển số thật nhưng là của xe khác xin cấp lại. Xe biển thật và giả thường cùng chủng loại, màu sắc, năm sản xuất,… để tránh bị phát hiện”.
Nhiều hệ luỵ phía sau
Thời gian qua, hàng loạt trường hợp những chiếc xe sang có cùng kiểu dáng, màu sắc và biển số đứng cạnh nhau được phát hiện tại Hà Nội.
Như VietNamNet đã đưa tin, sáng ngày 19/4, hình ảnh 2 chiếc Porsche Macan có màu sắc gần giống nhau và cùng mang biển số 30A-715.10 dừng đỗ tại sảnh khu đô thị Times City (Hà Nội) xuất hiện trên mạng xã hội.
Chiếc Porsche Macan màu ghi (bên trái) được xác định mang BKS giả. (Ảnh: MXH)
Sau đó, Công an quận Hoàng Mai đã tiếp nhận thông tin, đồng thời tạm giữ 2 phương tiện trên để xác minh, xử lý theo quy định. Qua điều tra, chiếc xe nhãn hiệu Porsche Macan màu nâu, BKS 30A-715.10 mang biển số thật, còn chiếc màu ghi đậm mang biển số giả. Chiếc xe Porsche Macan này đã bị đục, mài số khung số máy. Nhiều người cho rằng chiếc xe này có thể có nguồn gốc từ Lào.
Tìm hiểu thêm: Quyền tác giả là gì ? Quy định về quyền tác giả theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam ?
Trước đó không lâu, vào ngày 28/2 tại Hà Nội cũng xuất hiện hình ảnh 2 chiếc xe Mercedes-Benz E300 có cùng màu sắc và cùng mang biển số 30E-488.16 đang dừng cạnh nhau. Sau đó, Công an quận Hà Đông (Hà Nội) đã khẩn trương vào cuộc xác minh và xác định 1 trong hai chiếc xe dùng giấy tờ và biển kiểm soát giả.
Sau vụ hai chiếc Mercedes E300 có biển số trùng nhau, cơ quan công an đã phát hiện cả một đường dây chuyên cung cấp, sản xuất biển số giả. (Ảnh: Thanh Tùng)
Mở rộng điều tra, Công an quận Hà Đông đã phát hiện ra cả một đường dây chuyên cung cấp, sản xuất giấy tờ giả cho các xe hạng sang.
Thủ đoạn của các đối tượng này là tìm mua xe ô tô không có giấy tờ, chủ yếu là loại “xe Lào, xe Cam và xe ngân” với giá rẻ, sau đó đặt mua các giấy tờ xe giả (đăng ký xe, biển kiểm soát, sổ đăng kiểm, tem kiểm định) để bán kiếm lời.
Về vấn đề này, đại diện lãnh đạo Phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm Việt Nam lý giải: “Nếu 2 ô tô có biển số giống hệt nhau sẽ có 2 tình huống xảy ra. Thứ nhất là xe giả và xe thật cùng chủ sở hữu và trường hợp thứ 2 là chủ xe thật không biết xe mình bị làm giả giấy tờ”.
Trên thực tế, việc có hai chiếc xe cùng biển kiểm soát sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ khôn lường về an ninh trật tự, an toàn giao thông. Phổ biến và dễ gặp nhất là những rủi ro, phiền phức khi bị phạt “nguội” một cách oan ức do chiếc xe “fake” gây ra.
Đại tá Nguyễn Quang Nhật – Trưởng phòng Tuyên truyền và điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (Cục Cảnh sát giao thông, bộ Công an) khuyến cáo, trường hợp chủ phương tiện nếu nhận được thông báo vi phạm nhưng không liên quan thì cần bình tĩnh, hợp tác với cơ quan chức năng. Cơ quan công an sẽ kiên quyết điều tra để xử lý đúng người, đúng hành vi.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề này? Hãy chia sẻ bài viết cộng tác về Ban Ô tô xe máy theo email: info@dichvuluattoanquoc.com. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Tham khảo thêm: Vốn điều lệ là gì? Cần chứng minh vốn điều lệ khi mở công ty?