Đơn xin xác nhận làm việc tại địa phương là một loại giấy tờ cần được xác thực về mặt pháp lý. Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ cung cấp thông tin về Giấy xác nhận làm việc tại địa phương.
Căn cứ pháp lý
Xem thêm: Xác nhận của địa phương là gì
- Thông tư 55/2021/TT-BCA;
- Luật Cư trú 2020.
Nội dung chính
Giấy xác nhận làm việc tại địa phương
Đơn xin xác nhận của địa phương là một loại giấy tờ cần được xác thực về mặt pháp lý yếu tố xác thực của giấy này chính là con dấu xác nhận của chính quyền địa phương nơi có thẩm quyền xác thực các yếu tố cho một cá nhân.
Khi được xác nhận bởi địa phương thì chắc chắn rằng một văn bản của cá nhân sẽ có giá trị pháp lý và được pháp luật công nhận. Trong rất nhiều trường hợp đòi hỏi cá nhân cần phải gửi kèm theo mẫu đơn xin xác nhận của địa phương để được chấp thuận cho một mục đích nào đó.
Giấy xác nhận của địa phương
Mẫu giấy xác nhận tại địa phương như sau:
Thủ tục xin giấy xác nhận nơi cư trú
Việc thực hiện thủ tục xin xác nhận cư trú được thực hiện thông qua các bước cơ bản như sau:
Bước 1: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Đối với thủ tục xin giấy xác nhận cư trú hồ sơ không quá phức tạp, người thực hiện thủ tục mang theo:
Tham khảo thêm: LC là gì? Letter of Credit/ Tín dụng thư là gì?
CMND/CCCD/Hộ chiếu bản chính để xuất trình tại cơ quan công an cấp xã;
Đơn xin xác nhận nơi cư trú (cơ quan công an cấp xã xác nhận trực tiếp vào nội dung đơn hoặc cấp xác nhận mới theo nội dung hồ sơ về cư trú);
Văn bản ủy quyền (sử dụng trong trường hợp người có nhu cầu xin giấy xác nhận cư trú không thể trực tiếp có mặt để thực hiện thủ tục).
Bước 2: Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại Công an cấp xã và chờ thời gian nhận kết quả.
Bước 3: Khi tiếp nhận hồ sơ cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và người nộp hồ sơ được phát phiếu hẹn trả kết quả.
- Trường hợp hồ sơ chưa đủ thì cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện.
- Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì cơ quan có thẩm quyền sẽ từ chối cấp giấy xác nhận cư trú cho người nộp hồ sơ.
Bước 4: Người nộp hồ sơ nhận kết quả theo lịch hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.
Cách viết đơn xin xác nhận nơi cư trú
Đơn xin xác nhận nơi cư trú là một mẫu đơn được sử dụng rất phổ biến và thông dụng trong cuộc sống hiện nay. Mẫu đơn này thường được sử dụng khi các cá nhân đến học tập, sinh hoạt ở một địa phương khác và có yêu cầu xin xác nhận cư trú,…
Khi viết mẫu đơn xin xác nhận cư trú cũng sẽ có đầy đủ các thông tin:
Tham khảo thêm: Sử dụng chất ma túy bị phạt như thế nào
– Phần quốc hiệu tiêu ngữ, ngày tháng năm viết đơn;
– Tên đơn: ĐƠN XIN XÁC NHẬN CƯ TRÚ, tên đơn được viết bằng chữ in hoa có dấu và căn giữ văn bản;
– Phần kính gửi sẽ ghi tên của cơ quan công an nơi muốn xin xác nhận cư trú;
– Thông tin cá nhân của người viết đơn xin xác nhận cư trú gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc là căn cước công dân ngày tháng năm cấp và nơi cấp, địa chỉ thường trú, số điện thoại để liên lạc,…
– Nêu lý do viết đơn xin xác nhận cư trú: trong nội dung này thì cá nhân cần nêu cụ thể lý do viết đơn xin xác nhận cư trú ví dụ như là để bổ sung hồ sơ khởi kiện vụ án ly hôn,..
– Người viết đơn ký vào đơn xin xác nhận cư trú và xin xác nhận của cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu đơn xin chuyển nhượng quyền sử dụng đất – Tải xuống mẫu mới nhất
- Mẫu thông báo tăng giá sản phẩm – Tải xuống mẫu mới nhất năm 2022
- Hành vi gian lận bảo hiểm y tế bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Giấy xác nhận làm việc tại địa phương”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ 0967 370 488 . Bên cạnh đó, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về việc mẫu đơn xin xác nhận độc thân, hãy liên hệ ngay với Luật sư X để được giải đáp thắc mắc.
Tham khảo thêm: Kiều hối là gì? Quy định của pháp luật về kiều hối?