Cách viết hóa đơn GTGT được các kế toán trưởng tại trung tâm đào tạo kế toán tổng hợp Kế toán Lê Ánh hướng dẫn rất chi tiết từng chỉ tiêu trong bài viết dưới đây.
Việc viết hóa đơn giá trị gia tăng đòi hỏi kế toán cần nắm chắc các nguyên tắc, quy định về hóa đơn GTGT.
Xem thêm: Viết hóa đơn
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách hạch toán kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ
Nội dung chính
I. NGUYÊN TẮC KHI VIẾT HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Khi viết hóa đơn GTGT, kế toán cần tuân theo các nguyên tắc được quy định tại điểm 1, điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC:
- Hóa đơn GTGT phải được lập khi doanh nghiệp bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, kể cả trường hợp doanh nghiệp bán hàng khuyến mãi, hàng mẫu, quảng cáo….
- Các nội dung trên hóa đơn GTGT phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; hóa đơn không được tẩy xóa, sửa chữa; chỉ được dùng một màu mực, loại mực không phai, không dùng mực đỏ; phải viết chữ số và chữ viết liên tục, không ngắt quãng, không được viết đè lên chữ viết sẵn và phần gạch chéo chỗ còn trống (nếu có).
- Hoá đơn GTGT được lập một lần thành nhiều liên (thường là 3 liên). Liên 1 dùng cho người bán, liên 2 dùng cho người mua.
- Hoá đơn giá trị gia tăng phải được lập theo liên tục từ số nhỏ đến số lớn.
II. QUY ĐỊNH VỀ THỜI ĐIỂM VIẾT HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
- Đối với hoạt động bán hàng hóa: Hóa đơn GTGT được viết khi chuyển giao quyền sử dụng hàng hóa.
- Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ: Có thể viết hóa đơn GTGT khi hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc khi thu tiền (trong trường hợp thu được tiền trước).
- Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt: Hóa đơn GTGT được viết vào ngày nghiệm thu công trình.
III. HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH VIẾT HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
a. Hóa đơn GTGT được lập theo mẫu mới nhất 01GTKT3/001 theo Thông tư 39/2014/TT-BTC.
Mẫu hóa đơn giá trị gia tăng mới nhất mẫu 01GTKT3/001
b. Cách viết từng chỉ tiêu trên hóa đơn GTGT
- Ngày…tháng…năm: điền chính xác ngày tháng năm lập hóa đơn theo quy định về thời điểm viết hóa đơn GTGT ở mục II.
- Thông tin người bán: thông thường được in sẵn hoặc đóng dấu vuông công ty
- Thông tin người mua:học kế toán thực tế ở đâu tphcm
+ Họ tên người mua hàng: ghi đầy đủ họ tên người đến trực tiếp giao dịch với Công ty. Nếu người mua không lấy hóa đơn kế toán vẫn phải lập hóa đơn bình thường và ghi “Khách hàng không lấy hóa đơn”. (Phần này có thể điền hoặc không).
+ Tên đơn vị: điền tên đơn vị mua theo đúng giấy phép đăng ký kinh doanh. Nếu tên doanh nghiệp quá dài, kế toán có thể viết tắt một số từ thông dụng như “trách nhiệm hữu hạn” viết tắt thành “TNHH”, “cổ phần” thành ”CP”, “khu công nghiệp” thành “KCN”, “chi nhánh” thành “CN”….
+ Địa chỉ: ghi địa chỉ đơn vị mua theo đăng ký kinh doanh. Có thể viết tắt một số từ như “Quận” thành “Q.”, “Phường” thành “P.” ….
+ Mã số thuế: ghi chính xác mã số thuế của đơn vị mua theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Hình thức thanh toán: có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng (với những hóa đơn từ 20 triệu đồng trở lên bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng để được tính vào chi phí hợp lý). Hai bên thỏa thuận thanh toán bằng hình thức gì thì ghi hình thức đó:
+ Nếu thanh toán bằng tiền mặt: ghi “TM”
+ Nếu thanh toán qua chuyển khoản, ghi “CK”
Đọc thêm: Cách viết hóa đơn đỏ cho khách lẻ
+ Nếu chưa xác định được hình thức thanh toán, ghi “TM/CK”
- Trong phần bảng liệt kê hàng hóa:
+ Cột số thứ tự: ghi số thứ tự lần lượt của các hàng hóa được bán ra.
+ Cột tên hàng hóa, dịch vụ: điền đúng tên hàng, mã hàng hóa chi tiết theo sổ quản lý kho của doanh nghiệp.
+ Đơn vị tính: hàng hóa bán ra được doanh nghiệp theo dõi kho theo đơn vị tính nào thì ghi đơn vị tính như thế (VD: kg, chiếc, bộ…) Nếu cung ứng dịch vụ có thể ghi hoặc không ghi đơn vị tính.
+ Số lượng: ghi số lượng bán.
+ Đơn giá: ghi đơn giá của một đơn vị hàng hóa chưa VAT.
+ Thành tiền: ghi số thành tiền được xác định bằng số lượng nhân đơn giá.
Lưu ý: Nếu viết hết tất cả hàng hóa, dịch vụ bán ra rồi mà trên hóa đơn GTGT vẫn còn dòng trống, kế toán phải gạch chéo toàn bộ phần còn trống từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.
- Phần tổng cộng:
+ Cộng tiền hàng: là số tổng cột thành tiền trên hóa đơn
+ Thuế suất thuế GTGT: hàng hóa chịu mức thuế suất nào thì ghi mức thuế suất đó (có thể là 0%, 5% hoặc 10%). Nếu hàng hóa không chịu thuế GTGT thì gạch chéo (/) ở phần thuế suất.
+ Tổng cộng tiền thanh toán: ghi tổng dòng thành tiền và tiền thuế GTGT
+ Số tiền viết bằng chữ: ghi số tổng tiền bằng chữ, không được phép làm tròn.
- Phần ký tên:
+ Người mua hàng ký: người trực tiếp đi mua (người được ghi tên trên dòng họ tên người mua hàng) ký và ghi rõ họ tên. Nếu bán hàng qua mạng, hoặc qua điện thoại đóng dấu bán hàng qua điện thoại.
Đọc thêm: Xuất hóa đơn dịch vụ cho công ty nước ngoài
+ Người lập hóa đơn: ký và ghi rõ họ tên
+ Thủ trưởng đơn vị: giám đốc đơn vị bán ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên hoặc người được ủy quyền (có giấy ủy quyền khi giám đốc đi công tác) ký và ghi họ tên.
Như vậy, bài viết trên đây kế toán Lê Ánh đã hướng dẫn chi tiết cách viết hóa đơn GTGT mới nhất. Tin rằng, với bài viết này các bạn học được cách viết hóa đơn giá trị gia tăng theo đúng quy định.
Tham khảo thêm bài viết: Những lưu ý quan trọng về hóa đơn GTGT
Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!
Từ khóa liên quan: hóa đơn GTGT, viết hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn, quy định hóa đơn giá trị gia tăng, nguyên tắc viết hóa đơn giá trị gia tăng
Để nhanh chóng thành thạo nghiệp vụ kế toán, bạn có thể tham gia khóa học kế toán tại Trung tâm Lê Ánh
Ngoài chương trình đào tạo kế toán, Trung tâm Lê Ánh tổ chức các khóa học xuất nhập khẩu ở hà nội và tphcm được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu trong ngành xuất nhập khẩu, để biết thêm thông tin về khóa học này, bạn vui lòng tham khảo tại website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn
KẾ TOÁN LÊ ÁNH
Chuyên đào tạo các khóa học kế toán thực hành và làm dịch vụ kế toán thuế trọn gói tốt nhất thị trường
(Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm)
HOTLINE: 0967 370 488 (Mrs Ánh)
Đọc thêm: Bảng kê đính kèm hóa đơn