Nội dung chính
1. Khái niệm về vi phạm hợp đồng :
Vi phạm hợp đồng là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng là những nghĩa vụ đã được ghi nhận trong các điều khoản của hợp đồng hoặc được pháp luật điều chỉnh hợp đồng đó quy định.
Hành vi vi phạm hợp đồng chỉ xảy ra khi hợp đồng được giao kết hợp pháp và đã có hiệu lực pháp luật. Hợp đồng hợp pháp là hợp đồng thoả mãn các yếu tố căn bản như thể hiện sự tự do ý chí của các bên tham gia giao kết (không có dấu hiệu của ép buộc hoặc lừa dối), hợp đồng được kí kết giữa các chủ thể có đầy đủ năng lực kí kết hợp đồng. Tùy theo từng loại hợp đồng cụ thể mà điều kiện về năng lực chủ thể có thể khác nhau. Chẳng hạn, đối với những hợp đồng không nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng hàng ngày, phù hợp với lứa tuổi thì người chưa thành niên có thể không được tham gia giao kết; nội dung và hợp đồng không trái pháp luật và hình thức của hợp đồng phù hợp với các quy định của pháp luật. Hợp đồng không có đầy đủ các yếu tố trên sẽ vô hiệu và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên giao kết hợp đồng.
Xem thêm: Vi phạm hợp đồng là gì
Không thể coi là có hành vi vi phạm hợp đồng nếu bên thực hiện hành vi không có nghĩa vụ thực hiện hành vi đó. Chẳng hạn, trong hợp đồng mua bán hàng hoá, nếu bên bán hàng giao hàng trước thời hạn quy định, bên mua hàng có quyền không nhận và hành vi không nhận này không bị coi là hành vi vi phạm hợp đồng bởi vì bên mua hàng không có nghĩa vụ phải nhận hàng trước thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng.
1.1. Khái niệm vi phạm hợp đồng theo quy định ở Việt Nam:
Trong hệ thống pháp luật nước ta, khái niệm vi phạm hợp đồng chưa được giải thích cụ thể, tuy nhiên, nhiều đạo luật như Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật thương mại đã sử dụng thuật ngữ vi phạm hợp đồng với cách hiểu tương đối thống nhất là hành vi của bên có nghĩa vụ theo hợp đồng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình. Các đạo luật này cũng đã quy định tương đối chỉ tiết về các trường hợp vỉ phạm hợp đồng và các chế tài được áp dụng tương ứng với từng trường hợp vi phạm ấy.
1.2 Khái niệm vi phạm hợp đồng trên thế giới:
Trên thế giới, vi phạm hợp đồng được hiểu tương đối thống nhất, tuy nhiên việc áp dụng các chế tài đối với bên vi phạm hợp đồng lại được thực hiện tương đối khác nhau. Trong hệ thống luật án lệ (common law) tại Anh và Hoa Kì, vi phạm hợp đồng là sự vi phạm các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng. Sự vi phạm này có thể thể hiện ở chỗ không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng hoặc gây trở ngại cho việc thực hiện hợp đồng của đối tác. Hành vi vi phạm hợp đồng có thể là hành vi không thực hiện hợp đồng hoặc từ chối những thoả thuận trong hợp đồng hoặc cả hai hành vi nói trên. Bất kì hành vi vi phạm hợp đồng nào cũng làm phát sinh quyền yêu cầu được bồi thường của bên bị vi phạm ngay cả trong trường hợp bên bị vi phạm hợp đồng không phải gánh chịu bất cứ thiệt hại mang tính chất tài sản nào. Trong pháp luật của Pháp, vi phạm hợp đồng không chỉ bao gồm hành vi không thực hiện hợp đồng mà còn gồm cả hành vi thực hiện trễ hạn hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng cũng như vi phạm các nghĩa vụ phụ hoặc những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Khi có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra thì quyền đầu tiên của bên có quyển bị vi phạm là yêu cầu bên vi phạm phải thực hiện hợp đồng (chế tài buộc thực hiện hợp đồng) hoặc có thể chọn lựa giữa chế tài buộc thực hiện hợp đồng và chế tài hủy hợp đồng (chế tài hủy hợp đồng thường được áp dụng cùng với chế tài bồi thường thiệt hại). Tuy nhiên, chế tài buộc thực hiện hợp đồng phải được lựa chọn trước, nếu cảm thấy chế tài này không thực hiện được hoặc không thoả mãn được yêu cầu của mình thì mới có thể chuyển sang chế tài hủy hợp đồng và đòi bổi thường thiệt hại. Tuy nhiên, nếu đã yêu cầu hủy hợp đồng và bồi thường thiệt hại rồi thì không thể chuyển sang chế tài buộc thực hiện hợp đồng nữa.
2.Các vi phạm của các chủ thể đối với hợp đồng đã giao kết.
– Dạng vi phạm hợp đồng này thường được thể hiện qua các trường hợp và nguyên nhân sau:
Tìm hiểu thêm: Hợp đồng thuê đất cá nhân
>> Xem thêm: Quy định mới của luật thương mại về mức phạt vi phạm hợp đồng ?
- Không chịu thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không giải thích rõ lý do cho bên kia (hợp đồng chưa được bên nào thực hiện). Trường hợp này thường xảy ra do sau khi ký kết hợp đồng thì phát hiện mình bị hớ hoặc rơi vào điều kiện không có khả năng thực hiện hoặc biết rõ là nếu thực hiện thì sẽ bị bất lợi…
- Không chịu thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mặc dù đã hưởng các quyền lợi từ hợp đồng. Chẳng hạn như vay tiền sau khi nhận được tiền vay thì sau đó không thực hiện nghĩa vụ trả tiền.Trường hợp này xảy ra có nhiều nguyên do như bên thực hiện nghĩa vụ mất khả năng thanh toán (bị thua lỗ, phá sản), cố ý gian lận kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ để có lợi cho mình hoặc do gian dối với bên đối tác đẩy phía bên kia vào thế bất lợi, nhiều trường hợp ký kết hợp đồng là để giải quyết một khó khăn trước mắt nào đó chứ thực sự không có khả năng thực hiện nghĩa vụ (như vay của người này để trả cho người khác…).
- Không thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận ghi trong hợp đồng (mặc dù có thực hiện hợp đồng).Trường hợp này thường xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng do lỗi của một hoặc cả hai bên tìm cách thực hiện theo hướng có lợi cho mình hoặc do hiểu sai nội dung của hợp đồng, nhưng cũng có thể do một bên gặp khó khăn thực hiện không đúng các yêu cầu về số lượng, thời gian giao hàng… ngoài ra, nhiều trường hợp do lợi dụng một bên thiếu kinh nghiệm bên kia tìm cách để thực hiện không đúng nội dung hợp đồng (như viện cớ hợp đồng ghi không rõ, đổ lỗi khách quan…) đã ký kết.
3. Các vi phạm quy định của pháp luật thường gặp khi ký kết, thực hiện hợp đồng.
– Giao kết hợp đồng không đúng đối tượng chủ thể. Nghĩa là người tham gia giao kết không có tư cách để ký kết hợp đồng (Ví dụ: Trẻ em tham gia giao dịch dân sự mà không có người giám hộ, người của pháp nhân ký kết hợp đồng kinh tế nhưng không có giấy ủy quyền của người đại diện hợp pháp là người đứng đầu pháp nhân đó…).
– Giao kết hợp đồng không tuân thủ hình thức hợp đồng đã được pháp luật quy định.
– Việc vi phạm thể hiện ở chỗ những hợp đồng bắt buộc phải làm thành văn bản, phải công chứng, phải chứng thực nhưng lại không thực hiện đúng.
– Đối tượng giao kết hợp đồng bị pháp luật cấm. Nhiều trường hợp các bên tham gia ký kết không am hiểu những hàng hóa hoặc các giao dịch bị pháp luật cấm hoặc hạn chế nên vẫn ký kết dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu. Ngoài ra, nhiều trường hợp về nội dung thì hợp pháp nhưng thực chất đối tượng hợp đồng (hàng hóa) lại là bất hợp pháp do không bảo đảm các giấy tờ hợp pháp (như hàng buôn lậu) hoặc để che giấu một hoạt động bất hợp pháp (như khai thấp giá mua bán để trốn thuế) cũng bị coi là vi phạm bất kể các bên có biết rõ thỏa thuận ngầm với nhau hay không.
– Hợp đồng thể hiện rõ ràng và thiếu các nội dung cơ bản của hợp đồng này. Đây là dạng vi phạm khá nhiều do sự thiếu hiểu biết hoặc lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một bên để lập hợp đồng mà nội dung của mỗi loại hợp đồng lại không bảo đảm theo quy định của pháp luật về các nội dung cơ bản của hợp đồng đó, tức là không rõ ràng hoặc thiếu những nội dung của một hợp đồng.
– Nội dung hợp đồng do các bên ký kết không bảo đảm các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, trung thực. Trường hợp này xác định do một hoặc nhiều bên đã có sự lừa dối hoặc có thủ đoạn ép buộc bên kia giao kết với nội dung áp đặt nhằm tạo lợi thế tuyệt đối cho mình.
4. Các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng :
Đọc thêm: Hợp đồng không xác định thời hạn
Khi phát sinh một vụ việc vi phạm hợp đồng thì vấn đề mâu thuẫn và tranh chấp là không thể tránh khỏi, vấn đề là ở chỗ xử lý như thế nào có lợi nhất cho các bên hoặc cho bản thân mình bằng các biện pháp thích hợp, phù hợp với pháp luật. Để có thể xử lý có hiệu quả các vi phạm hợp đồng khi xảy ra, tùy theo tính chất sự việc, bạn có thể tiến hành một hoặc các biện pháp sau:
4.1 Thương lượng , hòa giải :
>> Xem thêm: Vi phạm hợp đồng là gì ? Quy định pháp luật về vi phạm hợp đồng
Việc thương lượng – hòa giải nhìn chung luôn được khuyến khích khi xảy ra bất cứ một vụ tranh chấp hợp đồng nào nhằm giải quyết một cách nhẹ nhàng nhất vụ việc. Việc thương lượng hòa giải có thể do các bên chủ động gặp gỡ nhau để giải quyết nhưng nhiều trường hợp phải do Tòa án hoặc cơ quan Trọng tài thương mại hòa giải. Nhìn chung việc thương lượng – hòa giải nếu đạt được kết quả thì sẽ có nhiều lợi ích cho các bên như không phải nộp án phí, rút ngắn thời gian thực hiện hợp đồng … và làm hài lòng các bên tranh chấp. Thông thường việc thương lượng – hòa giải chỉ đạt kết quả do thiện chí của các bên và chủ yếu việc vi phạm, tranh chấp là do nguyên nhân khách quan hoặc vì hiểu lầm hay hiểu không đầy đủ nội dung hợp đồng. Một vấn đề cần lưu ý có tính nguyên tắc là bất kỳ một việc vi phạm hoặc tranh chấp hợp đồng nào cũng cần tiến hành biện pháp thương lượng – hòa giải trước, bởi vì nếu bỏ qua biện pháp này thì có nghĩa là bạn đã bỏ qua một cơ hội tốt mà không có một biện pháp nào có thể hiệu quả hơn.
4.2 Đơn phương hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng :
Đây là biện pháp bất đắc dĩ sau khi đã thương lượng hòa giải không được nhưng nhằm hạn chế hoặc không để gây ra hậu quả xấu hơn nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng trong khi phía bên kia không chấm dứt việc vi phạm hợp đồng hoặc thiếu thiện chí để giải quyết hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên cũng cần hết sức cân nhắc thận trọng để tránh nóng vội không cần thiết. Trong trường hợp bạn bắt buộc phải áp dụng biện pháp này mà gây ra thiệt hại cho bên vi phạm hợp đồng thì bạn không phải bồi thường thiệt hại cho họ. Đây cũng được coi là hậu quả mà bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu.
4.3. Yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết
Nói chung nếu việc tranh chấp xuất phát từ hợp đồng (dân sự, kinh doanh – thương mại, lao động) mà các bên không tự giải quyết được thì nên yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại (chỉ áp dụng trong trường hợp tranh chấp hợp đồng kinh doanh – thương mại giải quyết để bảo vệ quyền lợi cho mình trong thời hạn luật định. Việc yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết là biện pháp cần thiết và hữu hiệu khi không còn biện pháp nào có thể làm thay đổi được tình hình bởi các cơ quan này, nhất là Tòa án, là các cơ quan có thẩm quyền ra các phán quyết bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của bên vi phạm các phán quyết này có hiệu lực pháp lý cao và có tính bắt buộc. Khi yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết thì các bên phải tuân thủ quy trình tố tụng chặt chẽ do pháp luật quy định đối với từng loại tranh chấp .
4.4 Yêu cầu cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát xem xét khởi tố vụ án hình sự:
Đây là biện pháp cứng rắn được áp dụng nếu bên đối tác có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản khi ký kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng bằng hành vi lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm. Việc lừa đảo được thể hiện qua thủ đoạn gian dối với ý định có trước khi ký kết, thực hiện hợp đồng. Thông qua việc ký kết hợp đồng có tính gian dối một bên đã thực hiện việc chiếm đoạt tài sản của đối tác. Đối với việc lạm dụng tín nhiệm thì các thủ đoạn và ý định chiếm đoạt xảy ra sau khi ký kết hợp đồng hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng. Nếu có đủ cơ sở xác định có tội phạm xảy ra thì các cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát sẽ khởi tố, truy tố và đưa ra xét xử tại Tòa án và buộc người chiếm đoạt tài sản phải chịu hình phạt và phải trả lại hoặc bồi thường những tài sản bị chiếm đoạt, những thiệt hại cho người bị hại
Trên đây là nội dung bài viết về vi phạm hợp đồng và quy định pháp luật về vi phạm hợp đồng của công ty Luật Minh Khuê. Trân trọng./
Tìm hiểu thêm: Hợp đồng lao đông không thời hạn là gì