Đơn phương chấm dứt hợp đồng là việc một bên ký kết HĐ tự ý chấm dứt hiệu lực của HĐ mà không có sự đồng ý của bên còn lại, qua đó chấm dứt các quyền và nghĩa vụ còn lại.
Việc chấm dứt trước thời hạn là điều mà không ai mong muốn và hướng tới khi tham gia vào quá trình đàm phán và ký kết HĐ, nhưng vì một lí do nào đó, mà việc đơn phương chấm dứt hợp đồng vẫn xảy ra khá phổ biến trên thực tế.
Xem thêm: Ví dụ về đơn phương chấm dứt hợp đồng
Tìm hiểu thêm: Mẫu Hợp Đồng Thuê Nhà Đơn Giản Giúp Bạn Ký Kết Hợp Đồng 2022 [Đầy đủ pháp lý]
Về mặt nguyên tắc, đơn phương chấm dứt được quy định trong những bản HĐ cụ thể, và rà soát HĐ, bạn cần lưu ý quy định về vấn đề này nếu có ý định hoặc tìm kịch bản đối phó nếu như bên còn lại muốn đơn phương chấm dứt. Trong trường hợp bản HĐ không có quy định về vấn đề đơn phương chấm dứt, thì bạn có thể tham khảo quy định sau tại Điều 428 Bộ Luật Dân sự 2015.
- Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện HĐ và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong HĐ hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
- Bên đơn phương chấm dứt thực hiện HĐ phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt HĐ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
- Khi HĐ bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì HĐ chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
- Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong HĐ của bên kia được bồi thường.
- Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện HĐ không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện HĐ được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong HĐ.
Qua quy định trên đây, có thể hiểu rằng, có một vài trường hợp cá biệt mà pháp luật quy định là một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không bị coi là trái pháp luật, không bị coi có hành vi vi phạm hợp đồng, không phải bồi thường thiệt hại. Các trường hợp đó gồm (i) khi bên còn lại của HĐ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong HĐ; hoặc (ii) các bên có thỏa thuận về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng; hoặc (iii) pháp luật có quy định về quyền đơn phương chấm dứt.
Tuy nhiên, ngoài quy định nêu trên của Bộ luật dân sự, chúng tôi không tìm thấy quy định nào của pháp luật có quy định về quyền đơn phương chấm dứt của các bên tham gia ký kết HĐ. Do đó, các bên chủ yếu phải tự thỏa thuận và quy định trong HĐ để đảm bảo quyền đơn phương chấm dứt khi cần thiết. Để có thể đưa quy định về vấn đề này một cách tốt nhất cho cả hai bên, cần thiết phải có kỹ năng soạn thảo hợp đồng tốt, và chúng tôi khuyến cáo rằng, với các HĐ quan trọng, bạn nên sử dụng dịch vụ soạn thảo hợp đồng của các hãng luật, Luật sư có uy tín.
Tìm hiểu thêm: Mẫu hợp đồng thuê khoán và giao khoán công việc mới nhất 2022
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về Công ty Luật tại Hà Nội có uy tín cao về dịch vụ soạn thảo hợp đồng tại đây.
Chúng tôi xin lưu ý rằng, quy định nêu trên của Bộ Luật dân sự chỉ áp dụng trong trường hợp bên còn lại vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình. Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết HĐ. Ví dụ: A ký HĐ mua xe ô tô với B, nhưng B lại vi phạm nghĩa vụ của mình khiến B không thể đạt được mục đích là nhận xe, nên A sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mua bán xe mà không bị coi là vi phạm nghĩa vụ và không phải bồi thường.
Theo kinh nghiệm thực tế hành nghề của chúng tôi, việc xác định một bên vi phạm nghiêm trọng hay không là không hề đơn giản. Chẳng hạn, như ví dụ trên đây, A cho rằng, Bên không thể cung cấp xe cho mình theo đúng cam kết, nhưng B lại cho rằng, B chỉ vi phạm nghĩa vụ về mặt thời gian, tức là giao xe muộn, nhưng vẫn có thể cung cấp xe cho A. Do đó, trong quá trình soạn thảo hợp đồng, đặc biệt là các hợp đồng có có yếu tố nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc hợp đồng chuyển nhượng vốn, các bên nên đặc biệt lưu ý để quy định một cách tường minh và cụ thể về vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng, tránh việc các bên đưa nhau vào ngõ cụt, bế tắc dẫn tới thiệt hại.
Tìm hiểu thêm: Quy định về hợp đồng kinh tế