Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định, ở nước ta có 5 thành phần kinh tế, đó là: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý độc giả hiểu hơn về thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời đưa ra ví dụ về kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Xem thêm: Ví dụ kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Nội dung chính
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là thành phần kinh tế dựa trên hình thức sở hữu vốn của nước ngoài. Đây là thành phần kinh tế có quy mô vốn lớn, có trình độ quản lí hiện đại và trình độ công nghệ cao, đa dạng về đối tác cho phép thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.
Thành phần kinh tế này phát triển theo hướng: sản xuất, kinh doanh để xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm việc làm. Do vậy, cần tạo điều kiện thuận lợi, cải thiện môi trường kinh tế và pháp lí để phát triển rộng rãi các đối tác, thu hút nhiều vốn đầu tư, thúc đẩy nền kinh tế nước ta tăng trưởng và phát triển.
Các hình thức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Ở Việt Nam, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được xác định từ văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thức IX, bao gồm: Các doanh nghiệp, công ty 100% vốn nước ngoài; Các doanh nghiệp, công ty liên doanh; Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
1/ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
– Hình thức thành lập: Công ty TNHH, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư. – Vốn pháp định: ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp nhận.
2/ Công ty liên doanh
Đọc thêm: Việt Nam là điểm đến nổi bật của vốn FDI ngành sản xuất giá trị cao
– Công ty liên doanh là doanh nghiệp do 2 bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc ký hiệp định giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc là doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
– Hình thức thành lập: Công ty TNHH. Mỗi bên liên doanh phải chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp; có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam; được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư.
– Vốn pháp định: ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án quy có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận.
3/ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là là những doanh nghiệp được các công ty nước ngoài thành lập để đầu tư phát triển kinh doanh tại thị trường Việt Nam hoặc là các doanh nghiệp trong nước được mua lại và sáp nhập vào các công ty nước ngoài.
Lưu ý: Điều kiện thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
+ Phải là các tổ chức, công ty (hoạt động từ 1 năm trở lên).
+ Cá nhân nước ngoài có nhu cầu đầu tư theo hình thức thành lập công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty TNHH 1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên tại Việt Nam.
+ Phải có dự án đầu tư và làm thủ tục đăng ký hoặc phải thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước.
+ Cần phải đảm bảo có địa điểm thực hiện dự án phù hợp quy hoạch phát triển trên địa phương.
Tham khảo thêm: Giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài
+ Báo cáo năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư.
+ Đảm bảo các điều kiện về môi trường, an ninh cũng như trật tự xã hội. + Chỉ được đăng ký các ngành dịch vụ mà Việt Nam đã cam kết mở cửa thị trường khi gia nhập WTO 2016.
Ví dụ về kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Một số ví dụ về kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Ví dụ:
+ Công ty LG Electronic – trước kia là một doanh nghiệp liên doanh sau đó không liên doanh với bên Việt Nam nữa và chuyển hẳn sang hình thức 100% vốn nước ngoài.
+ Công ty TNHH HanSung Haram Việt Nam
+ Công ty TNHH Kai Quốc tế Việt nam
+ Công ty TNHH TV Galvanizing JV
+ Công ty TNHH dệt nhuộm Jasan (Việt Nam)
+ Công ty TNHH Sebang Vina.
Tìm hiểu thêm: Xu hướng đầu tư nước ngoài vào việt nam