Văn bản quản lý nhà nước là loại văn bản rất quen thuộc chúng ta thường bắt gặp trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ Văn bản quản lý nhà nước là gì? Mong rằng với những giải đáp của chúng tôi sẽ giúp Khách hàng hiểu rõ hơn về loại văn bản thông dụng này.
Nội dung chính
Văn bản quản lý nhà nước là gì?
Văn bản quản lý nhà nước là loại văn bản do các cơ quan quản lý nhà nước ban hành theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất định và được nhà nước đảm bảo thi hành bằng những hình thức khác nhau nhằm truyền đạt những quyết định, nội dung thông tin quản lý của nhà nước điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước và nhà nước đối với xã hội.
Xem thêm: Văn bản quản lý nhà nước là gì
Hàng ngày, chúng ta tiếp xúc với rất nhiều văn bản quản lý nhà nước như Luật, nghị đinh, quyết định của cơ quan nhà nước như quyết định nâng lương, quyết định xử lý luật lao động, thông báo cuộc họp, thư mời cuộc họp… Căn cứ vào nội dung và hình thức của các văn bản đó, ta có thể phân loại ra làm nhiều loại văn bản quản lý nhà nước khác nhau.
Nội dung trên đã giải thích được khái niệm Văn bản quản lý nhà nước là gì? một cách cụ thể nhất.
Vai trò của văn bản quản lý nhà nước
Văn bản quản lý nhà nước có các vai trò như sau:
– Văn bản quản lý nhà nước truyền đạt những quyết định, nội dung thông tin quản lý của nhà nước điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội bộ nhà nước và nhà nước đối với xã hội. Cụ thể:
+ Đối với văn bản quy phạm pháp luật: Chứa đựng những những quy định của pháp luật dưới dạng văn bản để truyền đạt đến các cơ quan có thẩm quyền thi hành và người dân trong xã hội nhằm mục đích quản lý nhà nước và xã hội hiệu quả.
+ Đối với văn bản hành chính cụ thể hóa văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn cụ thể các chủ trương, chính sách của nhà nước, hỗ trợ cho quá trình quản lý hành chính nhà nước và thông tin pháp luật.
Hệ thống văn bản quản lý nhà nước
Hệ thống văn bản quản lý nhà nước bao gồm văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính, cụ thể như sau:
Thứ nhất: Văn bản quy phạm pháp luật
Tham khảo thêm: Công ty đa cấp là gì? Phân biệt công ty đa cấp thật và lừa đảo?
– Văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.
– Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
+ Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội
+ Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
+ Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
+ Nghị định của Chính phủ
+ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
+ Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao
+ Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
+ Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Đọc thêm: Cưỡng hôn là gì? (Cập nhật 2022)
+ Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước
+ Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị – xã hội
+ Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
+ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp
Thứ hai: văn bản hành chính
– Văn bản hành chính là những văn bản mang tính quy phạm hành chính nhà nước, văn bản hành chính có nhiều vai trò khác nhau, có thể là thông báo, truyền đạt thông tin từ tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước này đến một hay nhiều tổ chức, cá nhân khác. Văn bản hành chính là một trong những loại văn bản được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, đây là văn bản mang tính thông tin quy phạm nhà nước, giải quyết những vụ việc trong quá trình quản lý nhà nước.
-Văn bản hành chính được chia thành hai loại chính là văn bản hành chính cá biệt và văn bản hành chính thông thường.
+ Văn bản hành chính thông thường là những văn bản nhằm mục đích thông tin để hướng dẫn, điều hành các văn bản quy phạm pháp luật hoặc để giải quyết các công việc cụ thể liên quan đến tình hình, giao dịch, ghi chép để giải quyết các công việc cụ thể trong các cơ quan, tổ chức. Có thể chia văn bản hành chính thông thường thành hai loại như sau: Văn bản không có tên loại: Loại văn bản này thường được thể hiện dưới dạng thư gửi hoặc công văn của cơ quan nhà nước đến các cá nhân, tổ chức, ở phần đầu của văn bản sẽ không có tên gọi. Đây cũng là cách để phân biệt thư gửi, công văn với các loại văn bản hành chính khác (Ví dụ như Công văn mời họp, Công văn trả lời, Công văn yêu cầu…). Văn bản có tên loại: Văn bản có tên loại cũng là loại văn bản hành chính nhằm mục đích thông tin, cụ thể hóa các quy định pháp quy hoặc thông báo của cơ quan nhà nước đến các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác trong xã hội. Tuy nhiên, văn bản có tên loại thì ở phần đầu của văn bản sẽ có tên gọi của văn bản ví dụ như thông báo, biên bản, báo cáo…
+ Văn bản hành chính cá biệt
Văn bản hành chính cá biệt là loại văn bản dung để thể hiện các quyết định của cơ quan quản lý hành nhà nước cấp trên hoặc quy định quy phạm hành chính nhà nước để giải quyết các công việc cụ thể đối với đối tượn cụ thể như quyết định cá biệt, chỉ thị cá biệt, nghị quyết cá biệt.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Văn bản quản lý nhà nước là gì? Khách hàng tham khảo thông tin bài viết, có vấn đề gì chưa hiểu rõ vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ.
Tham khảo thêm: Quy định dừng xe, đỗ xe khi tham gia giao thông