Nhà Từ đường đã có từ thời xa xưa, có lẽ từ khi chúng ta có nghĩa gia tộc và có tục thờ cúng tổ tiên. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu hết hàm ý bao trùm của nơi thờ cúng linh thiêng này. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề nhà từ đường sau đây Trần Đức Phú BDS sẽ cung cấp các thông tin chi tiết nhất để bạn có thể tham khảo và hiểu cụ thể nhà từ đường là gì?
Nội dung chính
- 1 Nhà từ đường là gì?
- 2 Chức năng chính của nhà từ đường
- 3 Ý nghĩa nhà từ đường của người Việt Nam
- 4 Quy định của pháp luật về nhà từ đường
- 5 Pháp luật quy định như thế nào về đất có chứa nhà từ đường
- 6 Có được phép chuyển nhượng đất có nhà thờ họ – nhà từ đường hay không?
- 7 Người đứng ra giải quyết các tranh chấp đất nhà từ đường là ai?
- 8 Hiến đất làm nhà thờ họ, nhà từ đường thủ tục như thế nào?
- 9 Quy trình thực hiện việc chuyển đổi làm nhà từ đường
Nhà từ đường là gì?
Nhà từ đường hay nhà thờ họ là công trình mang tính tâm linh, nơi đây dành riêng cho việc thờ cúng tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ (dòng của cha). Nhà thờ họ phổ biến trong văn hóa người Việt tại Trung Bộ, khu đồng bằng và trung du Bắc Bộ.
Xem thêm: Từ đường là gì
Chức năng chính của nhà từ đường
– Chức năng chính và là gốc của nhà thờ họ là để thờ các vị Cao, Tằng, Tổ, Khảo. Thờ những người từng có công lớn với đất nước, với nhân dân trong dòng họ.
– Là bảo tàng dòng họ, nơi có ghi danh các Liệt sĩ chống Pháp, chống Mỹ , chống Polpot và chống Tàu. Hoặc có thể lưu giữ chứng chỉ của Đảng và Nhà nước những người làm to hoặc thành danh của dòng họ mình.
– Bên cạnh đó, nhà từ đường còn là nơi gặp gỡ của các thành viên để bàn việc trong dòng họ, làm nơi hội họp của gia tộc hoặc họp toàn họ.
Ý nghĩa nhà từ đường của người Việt Nam
Theo thống kê ở Việt Nam có khoảng 769 dòng họ trong đó họ chiếm số đông nhất là họ Nguyễn, Lê, Trần. Vì vậy mỗi một dòng họ sẽ có những nét đặc trưng khác nhau.
Nhà thờ họ từ đường không chỉ làm nơi thờ cúng tâm linh, thờ ông tổ họ, mà còn là nơi giúp con cháu sau này nhớ đến cội nguồn của mình.
Là nơi lưu giữ các gia phả dòng họ, và các kỷ vật từ nhiều đời trước của dòng họ để lại. Điều này mang ý nghĩa tinh thần cao, hướng con cháu trong dòng họ sống tốt hơn. Đồng thời hàng năm thực hiện các nghi lễ tế cúng hay giỗ tổ, con cháu ở các nơi về tham dự tụ họp, tưởng nhớ các bề trên đã khuất.
Trong nhà thờ từ đường họ thường không thờ quá 5 đời tổ và được phân chia theo “Chi”,”Cành” của dòng họ.
Quy định của pháp luật về nhà từ đường
Theo Điều 211 Bộ luật dân sự 2015 quy định về sở hữu chung của cộng đồng như sau:
Tham khảo thêm: Chiếm đoạt tài sản là gì ? Khái niệm về chiếm đoạt tài sản
Như vậy, nhà từ đường theo điều khoản này là nhà được xây dựng dựa trên sự đóng góp của mỗi thành viên trong dòng họ. Các thành viên trong dòng họ cùng quản lý và sử dụng, được định đoạt, quyết định theo những thỏa thuận chung của dòng họ, không được trái với quy định của luật pháp, vi phạm đạo đức xã hội. Đặc biệt đây là tài sản chung, hợp nhất của cộng đồng và không được phân chia.
Pháp luật quy định như thế nào về đất có chứa nhà từ đường
Theo khoản 5 điều 100 Luật đất đai 2013 có quy định cụ thể như sau:
Vì vậy, đất có nhà từ đường, nhà thờ họ theo quy định của pháp luật sẽ được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng, người đại diện hợp pháp của dòng họ sẽ là người đứng tên trên giấy chứng nhận này.
Có được phép chuyển nhượng đất có nhà thờ họ – nhà từ đường hay không?
Nhà từ đường là công trình được xây dựng dựa trên sự đóng góp về nhiều mặt của các thành viên trong dòng họ vì vậy đất có nhà thờ họ, nhà từ đường là sở hữu chung của dòng họ, của cộng đồng. không thuộc sở hữu riêng của bất cứ cá nhân nào, nhằm mục đích thờ cúng theo ý nghĩa tâm linh của dòng họ. Không ai có quyền quyết định diện tích đất để làm nhà thờ họ cho dù trong đó có một phần đất của mình quyên góp vào.
Theo Khoản 1 Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 của nước ta có quy định cụ thể như sau:
Như vậy, người được chỉ định quản lý thực hiện việc thờ cúng chỉ được phép giao phần đất có nhà thờ họ, nhà từ đường cho những người thừa kế khác cử người quản việc thờ cúng chứ không được phép chuyển nhượng cho người khác.
Người đứng ra giải quyết các tranh chấp đất nhà từ đường là ai?
Nhà thờ họ, nhà từ đường là sở hữu chung của cộng đồng nên tất cả các thành viên trong dòng họ đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chung với căn nhà. Vì vậy một điều chắc chắn rằng sẽ có những tranh chấp có thể xảy ra giữa các thành viên trong dòng họ. Vậy ai sẽ là người đứng ra giải quyết những tranh chấp này? Những người đứng đầu, lớn tuổi trong dòng họ sẽ phải có trách nhiệm đứng ra giải quyết, dàn xếp, tất cả những mâu thuẫn sao cho hợp lý nhằm thỏa mãn tâm tư nguyện vọng của các thành viên trong họ. Tuy nhiên, đối với các vấn đề lớn, các vấn đề có liên quan tới pháp luật thì cần có sự can thiệp giải quyết của cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
Hiến đất làm nhà thờ họ, nhà từ đường thủ tục như thế nào?
Tại Khoản 1, Điều 211 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về sở hữu chung của cộng đồng. Do đó, nhà thờ họ, nhà từ đường được xây dựng dựa trên sự đóng góp từ nhiều mặt của các thành viên trong dòng họ. Các thành viên có thể đóng góp bằng tiền, vật liệu, công sức, hiến đất xây dựng,…
Tham khảo thêm: Tác hại của ô nhiễm môi trường là gì
Đất thuộc quyền sở hữu của cá nhân sau khi chuyển thành đất xây nhà từ đường thì sẽ thuộc sở hữu chung của các thành viên trong dòng họ.
Theo Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định trường hợp hiến thửa đất thuộc quyền sử dụng riêng để làm nhà thờ họ thì:
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này”
Quy trình thực hiện việc chuyển đổi làm nhà từ đường
Bước 1: Chuẩn bị hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Nếu tài sản thuộc quyền sở hữu chung của hai vợ chồng hoặc của cả hộ gia đình thì cần chuẩn bị hợp đồng công chứng được ký tên đầy đủ của các thành viên đang sở hữu mảnh đất đó với người đại diện theo ủy quyền của dòng họ.
Bước 2: Đăng ký biến động quyền sử dụng đất
Sau khi đã ký hợp đồng thì các bên đến tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất quận, huyện nơi có thửa đất đó để thực hiện việc đăng ký biến động quyền sử dụng đất và làm thủ tục tách thửa theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Làm giấy ủy quyền cho cá nhân trong họ
Nếu thửa đất làm nhà từ đường, nhà thờ họ có nguồn gốc là sử dụng riêng như đất ở của cá nhân, như vậy sẽ không thỏa mãn điều kiện của khoản 5, điều 100 Luật Đất đai 2013 để UBND xã, phường xác nhận là đất chung của dòng họ.
Do đó, khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ gặp khó khăn, trở ngại. Để có thể được cấp sổ đỏ, dòng họ có thể ủy quyền cho 1 cá nhân nào đó đứng tên trên sổ đỏ. Trong đó ở trang 1 của sổ đỏ ghi rõ ông (bà) đó là đại diện của dòng họ nào.
Đất nhà thờ họ lúc này sẽ trở thành bất động sản đặc biệt và sẽ không có quyền chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất…
Kết luận: Trên đây là nội dung cơ bản các vấn đề về nhà từ đường là gì và pháp lý có liên quan đến nhà từ thường, nhà thờ họ. Đây được xem là những công trình chuyên dụng nếu không tìm hiểu kỹ sẽ gây ra vi phạm mua bán, chuyển nhượng trái phép. Trần Đức Phú BDS hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích nhất dành cho bạn.
XEM THÊM: Quy định về xây dựng công trình tôn giáo mới nhất cần biết?
Tham khảo thêm: Thông tư liên tịch là gì? Đặc điểm thông tư liên tịch?