Đầu tiên, Cải chính hộ tịch là việc chỉnh sửa, thay đổi, bổ sung thông tin cá nhân trong bản chính giấy tờ hộ tịch nhằm thiết lập, bảo vệ quyền cơ bản cá nhân và tạo ra nguồn dữ liệu phục vụ cho việc thống kê dân cư của nhà nước. Từ đó, đưa ra đường lối chính sách xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng …
Nội dung chính
Cải chính hộ tịch là gì
Hộ tịch là gì?
- Hộ tịch là những sự kiện cơ bản xác định tình trạng nhân thân của một người từ khi sinh ra đến khi chết.
- Tương tự, Các sự kiện quan trọng thường được ghi nhận bao gồm việc khai sinh, khai tử, kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn, ly thân tư pháp, nhận nuôi con nuôi, hợp pháp hoá lãnh sự….
- Ngoài ra, ở một số nước, việc nhập cư, di dân, và bất kỳ thay đổi nơi cư trú, chỗ ở có thể bị yêu cầu phải thông báo đến cơ quan nhà nước.
Định nghĩa cải chính hộ tịch
Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP về Luật Hộ tịch đã quy định như sau:
Xem thêm: Trích lục cải chính hộ tịch là gì
- “Cải chính hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch”.
Mục đích cải chính của Hộ tịch
- Tạo ra hệ thống pháp luật nhằm thiết lập và bảo vệ các quyền dân sự của cá nhân.
- Tạo ra một nguồn dữ liệu phục vụ cho hoạt động thống kê dân cư của nhà nước.
- Theo dõi thực trạng và sự biến động về hộ tịch, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Từ đó góp phần tạo cơ sở xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng và chính sách dân số, kế hoạch hoá gia đình….
Khi nào cần cải chính hộ tịch
Như đã được nhắc đến, hộ tich bao gồm những giấy tờ tùy thân như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu,…
Đây là một trong những giấy tờ hết sức quan trọng khi quý độc giả muốn thực hiện một hình thức đăng ký nào đó cũng như khi xuất trình giấy tờ tùy thân với cơ quan công an
- Vậy, khi phát hiện trong những loại giấy tờ này có sai sót, hãy thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để được thay đổi sớm.
- Ngoài ra, trong các sự kiện quan trọng, bao gồm cả khai sinh như: khai tử, kết hôn, ly hôn, hủy việc kết hôn, ly thân tư pháp, nhận nuôi con nuôi, hợp pháp hoá lãnh sự….Quý độc giả cũng cần phải thực hiện thủ tục Cải chính Hộ tịch để thay đổi tình trạng thân nhân của mình.
Các trường hợp cần cải chính hộ tịch
- Thay đổi thông tin về cha, mẹ trong nội dung đã đăng ký sau khi được nhận làm con nuôi theo quy định của Luật Nuôi con nuôi.
- Thay đổi họ, tên, chữ đệm đã được đăng ký đúng trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.
- Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và thể hiện rõ trong tờ khai; đối với người từ đủ 09 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó;
- Cải chính, bổ sung một số nội dung trong Sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh.
- Xác định lại dân tộc của người con theo dân tộc của người cha hoặc dân tộc của người mẹ theo quy định của Bộ luật Dân sự.
- Xác định lại giới tính của một người trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính.
Cơ quan chịu trách nhiệm cải chính hộ tịch
Trước tiên, đối với cá nhân có yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
Tham khảo thêm: Dính bản quyền youtube là gì? Cách đăng video không vi phạm bản quyền
Thì có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính đến Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân quận, huyện có thẩm quyền như sau:
- Ủy ban nhân dân quận, huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây
- Nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.
- Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi đã đăng ký khai sinh trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho người dưới 14 tuổi và bổ sung hộ tịch cho mọi trường hợp và độ tuổi.
Thời gian nộp hồ sơ và cách thức thực hiện
- Thời gian quy định:
- Từ thứ hai đến thứ sáu (buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
- Buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút)
- Sáng thứ bảy (từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút).
- Người đăng ký cải chính hộ tịch có thể trực tiếp hoặc ủy quyền để thực hiện.
Thủ tục cải chính hộ tịch
Bước 1: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của ủy ban nhân dân quận, huyện có thẩm quyền.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ:
Lưu ý:
* Trường hợp nộp trực tiếp:
- Cá nhân – tổ chức nộp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Công chức tiếp nhận hồ sơ, viết giấy biên nhận;
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ. Thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay. Thì phải lập văn bản hướng dẫn nêu rõ giấy tờ, nội dung cần bổ sung. Ký và ghi rõ họ, tên người tiếp nhận hồ sơ;
- Trong trường hợp hồ sơ không được bổ sung, hoàn thiện theo hướng dẫn. Thì người tiếp nhận hồ sơ từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản. Trong đó ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký và ghi rõ họ tên.
* Trường hợp nộp qua bưu chính:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì thực hiện giải quyết hồ sơ theo quy định.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì mời người nộp hồ sơ đến bổ sung theo quy định.
Đọc thêm: Trademark Là Gì? Những Điểm Khác Biệt Giữa Brand Và Trademark
Bước 3: Thời gian hoàn thành
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc. Kể từ ngày nhận hồ sơ đối với việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc;
- Trong 01 ngày làm việc đối với việc bổ sung hộ tịch.
- Trường hợp Chủ tịch ủy ban nhân dân quận, huyện đồng ý giải quyết. Thì ký Trích lục thay đổi/cải chính/bổ sung hộ tịch/xác định lại dân tộc cấp cho người yêu cầu.
- Trường hợp từ chối giải quyết thì thông báo bằng văn bản, có nêu rõ lý do.
Bước 4:
- Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận huyện ký Trích lục cấp cho người có yêu cầu.
- Công chức có thẩm quyền thực hiện cùng người đi đăng ký hộ tịch ký vào sổ.
Thành phần hồ sơ
- Tờ khai đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc (theo mẫu);
- Các giấy tờ liên quan đến việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc;
- Giấy tờ tùy thân gồm:
- Hộ chiếu, CMND, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có ảnh và thông tin cá nhân;
- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền đăng ký.
- Văn bản ủy quyền về việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
Trong trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì không cần phải công chứng giấy ủy quyền.
Tuy nhiên, phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Trên đây là những thông tin chi tiết và hướng dẫn để có thể nắm rõ được cải chính hộ tịch là gì và khi nào cần cải chính hộ tịch. Hy vọng bài viết này mang đến những giá trị hữu ích và thiết thực đến quý độc giả.
Đọc thêm: Sức lao động là gì? Hai thuộc tính hàng hoá sức lao động
Phavila – Hỗ trợ pháp lý tới mọi nhà.