logo-dich-vu-luattq

Tranh chấp là gì? (Cập nhật 2022)

Trong đời sống xã hội, các cá nhân, tổ chức sẽ khó tránh khỏi những lúc bất đồng, xảy ra tranh chấp vì quyền lợi của nhau. Vậy tranh chấp là gì? Đặc điểm của tranh chấp như thế nào? Mời quý khách hàng cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu chi tiết về tranh chấp qua bài viết sau đây.

Tranh chấp là gì

Xem thêm: Tranh chấp là gì

Tranh chấp là gì

1. Tranh chấp là gì?

Tranh chấp là gì? Hiện nay không có văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra định nghĩa về tranh chấp. Tuy nhiên có thể hiểu tranh chấp là những xung đột, bất đồng ý kiến, quan điểm xảy ra giữa các bên trong các quan hệ xã hội như dân sự, lao động,… Tranh chấp thường đi liền với quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

2. Đặc điểm của tranh chấp

Từ cách hiểu về tranh chấp đã nêu, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những đặc điểm sau đây của tranh chấp:

– Các bên tranh chấp đối lập với nhau về mặt quyền lợi

Tham khảo thêm: Chủ tịch hội đồng quản trị là gì

Vì những xung đột, đối lập với nhau về mặt quyền lợi mà không tìm được tiếng nói chung nên các bên mới xảy ra tranh chấp. Đây chính là đặc điểm cơ bản của các tranh chấp.

– Các bên tranh chấp có thể là cá nhân hoặc tổ chức

Trong mọi mối quan hệ, tranh chấp có thể xảy ra bất kỳ lúc nào dù đó là cá nhân hay tổ chức. Vì vậy mà tranh chấp có thể xảy đến giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức.

– Tranh chấp có thể xảy ra trong mọi quan hệ xã hội

Trong các mối quan hệ xã hội từ dân sự, hành chính, lao động, tranh chấp đều có thể xảy ra. Bởi lẽ trong các quan hệ xã hội, quyền của người này thường tương ứng với nghĩa vụ của người kia. Nếu các bên không thống nhất, thỏa thuận được với nhau về các vấn đề trên thì dễ dàng xảy ra tranh chấp. Chính vì vậy mà bất kỳ mối quan hệ nào đều có thể xảy ra tranh chấp.

3. Các phương thức giải quyết tranh chấp

Tranh chấp xảy đến sẽ gây ra nhiều bất lợi cho các bên như làm ảnh hưởng đến mối quan hệ các bên, tốn kém thời gian, tiền bạc. Các bên sẽ luôn có xu hướng tìm đến các phương thức giải quyết tranh chấp để đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hiện nay, khi có tranh chấp xảy ra, các bên có quyền lựa chọn các phương thức giải quyết như:

  • Hòa giải;
  • Thương lượng;
  • Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án;
  • Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Tìm hiểu thêm: địa chỉ cư trú là gì

Tùy từng trường hợp cụ thể, và dựa trên mức độ nghiêm trọng của vụ việc tranh chấp mà các bên đưa ra lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp phù hợp.

4. Một số ví dụ về tranh chấp

Tranh chấp dân sự

  • Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự;
  • Tranh chấp về thừa kế tài sản;
  • Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
  • Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản;
  • Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ,…

Tranh chấp hôn nhân gia đình

  • Tranh chấp về cấp dưỡng.
  • Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.
  • Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
  • Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
  • Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
  • Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
  • Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.

Tranh chấp về kinh doanh, thương mại

  • Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
  • Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
  • Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.

Tranh chấp lao động

  • Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Tranh chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

Trên đây là các thông tin trả lời cho câu hỏi tranh chấp là gì mà Công ty Luật ACC cung cấp tới quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau để được hỗ trợ:

Tham khảo thêm: Quy tắc xử sự là gì

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 0967 370 488
  • Gmail: info@dichvuluattoanquoc.com
  • Website: accgroup.vn
quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !