Trách nhiệm hữu hạn hay vô hạn là đều nhắc tới sự dàng buộc của pháp nhân với công việc mà pháp nhân phải chịu trách nhiệm. Và trong vòng kiểm soát của pháp nhân. Thực tế không có thuật ngữ công ty vô hạn theo thói quen có hữu hạn chắc phải có vô hạn. Hãy cùng tìm vấn đề trên cùng Luật Việt Tín.
Trách nhiệm hữu hạn là gì?
Trách nhiệm hữu hạn là việc người góp vốn, chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp của mình.
Xem thêm: Trách nhiệm vô hạn là gì
Có thể hiểu đơn giản khi doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể hoặc thanh toán các khoản nợ tài chính. Thì chủ sở hữu, người góp vốn kinh doanh chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Mà không phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình.
Các loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn theo quy định:
- Công ty TNHH 1 thành viên,
- Công ty TNHH 2 thành viên,
- Công ty cổ phần.
Xem thêm: Tư vấn chọn loại hình doanh nghiệp
Đồng thời, các công ty này có tài sản riêng và chịu trách nhiệm với tài sản này nên các công ty trên sẽ có tư cách pháp nhân.
Tìm hiểu thêm: Tính chất công việc là gì
Ví du: X, Y, Z cùng góp vốn thành lập Công ty CỔ PHẦN ABC với vốn điều lệ công ty là: 20 tỷ ( trong đó X góp 6 tỷ, Y góp 4 tỷ, Z góp 10 tỷ). Khi doanh nghiệp phá sản và thanh toán khoản nợ là 50 tỷ.
Công ty ABC này chỉ chịu trách nhiệm trong số vốn hữu hạn là 20 tỷ. Và những thành viên X, Y, Z cũng chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong khoản nợ của công ty. Tương ứng với phần vốn góp, không ảnh hưởng đến bất kỳ tài sản riêng.
Trách nhiệm vô hạn là gì?
Trách nhiệm vô hạn là việc người góp vốn, chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản tài chính của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình.
Có thể hiểu đơn giản là khi doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể và phải thanh toán các khoản nợ tài chính của doanh nghiệp. Thì chủ sở hữu, người góp vốn doanh nghiệp phải sử dụng toàn bộ tài sản của mình (Vô hạn) để giải quyết.
Các loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty hợp danh.
Tham khảo thêm: Quan hệ lao động là gì
Lưu ý: Đối với thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản. Nhưng thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn. Đồng thời, các doanh nghiệp này không có tư cách pháp nhân.
Ví dụ: Công ty Hợp danh XYZ với mức vốn: 10 tỷ. Trong đó A (Thành viên hợp danh) góp 5 tỷ, B (Thành viên hợp danh) góp 3 tỷ, C (Thành viên góp vốn) góp 2 tỷ.
Khi công ty phá sản và phải thanh toán khoản nợ là: 15 tỷ. Thành viên C chỉ chịu trách nhiệm khoản nợ trong phạm vi vốn góp của mình là: 2 tỷ. Mà không phải đem bất kì tài sản nào ra thanh toán.
Trong khi đó, A B là thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình đối với khoản nợ của công ty.
Trên đây là những chia sẻ về Như thế nào là trách nhiệm hữu hạn, trách nhiệm vô hạn? Hy vọng qua những thông tin trên phần nào giúp các bạn hiểu thêm nhiều về quy định pháp luật doanh nghiệp.
Mọi những khó khăn vướng mắc về quy định pháp luật doanh nghiệp hãy liên hệ với đội ngũ luật sư của chúng tôi để được tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ đầy đủ nhất.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty trọn gói 100% – Uy tín, giá rẻ, nhanh chóng
Tham khảo thêm: Lãi ròng là gì ? Cách hiểu đúng về lãi ròng ? Cho Ví dụ về lãi ròng