Các bước tra cứu giá đất trong bảng giá đất
Bước 1: Tìm chính xác bảng giá đất đang áp dụng
Bảng giá đất được các Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành xây dựng định kỳ 05 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01 tháng 01 của năm đầu kỳ. Hiện nay các tỉnh, thành đã công bố công khai và áp dụng bảng giá đất giai đoạn năm 2020 – 2024.
Xem thêm: Tra cứu bảng giá đất
Để biết chính xác bảng giá đất đang áp dụng nên lựa chọn một trong hai cách sau:
(1) Truy cập đường link: https://luatvietnam.vn/bang-gia-dat.html
(2) Gõ từ khóa: Bảng giá đất + Tên tỉnh (thành) + 2020 – 2024 hoặc năm cần tìm kiếm.
Ví dụ: Gõ từ khóa “Bảng giá đất Hà Nội 2020 – 2024” sẽ hiển thị Quyết định 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về bảng giá đất giai đoạn 2020 – 2024.
Bước 2: Xem giá đất của thửa đất cần tra cứu
Bạn đọc có thể tra cứu tại link https://luatvietnam.vn/bang-gia-dat.html của LuatVietnam hoặc xem trực tiếp tại Quyết định ban hành bảng giá đất của các tỉnh, thành.
Ví dụ: Muốn xem giá đất của đường Xuân La, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội cần thực hiện tuần tự các thao tác sau:
– Click chuột vào mục “Tra cứu giá đất” trên website LuatVietnam.
Đọc thêm: Cách xác định vị trí thửa đất trên bản đồ nhanh nhất 2022
– Điền đầy đủ các thông tin như: Giai đoạn, tên tỉnh (thành), quận (huyện, thị xã,…), tên đường,…
– Ấn tìm kiếm để hiển thị kết quả.
Tuy nhiên, kết quả hiển thị ở trên hoặc tại bảng giá đất trong quyết định của các tỉnh, thành là những thông tin chung như tên đường, vị trí thửa đất (không nêu cụ thể thửa đất thuộc vị trí nào). Để biết chính xác giá đất của thửa đất cần tra cứu phải nắm rõ, đầy đủ các thông tin sau:
– Địa chỉ thửa đất.
– Vị trí thửa đất (vị trí 1, vị trí 2, vị trí 3, vị trí 4): Các tỉnh, thành đều quy ước vị trí 1 là vị trí thuận lợi nhất và giáp mặt đường, phố,…
Để xác định thửa đất cần tra cứu thuộc vị trí nào phải nắm rõ nguyên tắc xác định vị trí đất nêu trong Quyết định ban hành bảng giá đất của các tỉnh, thành.
– Loại đất (mục đích sử dụng đất): Mỗi loại đất các tỉnh, thành sẽ ban hành một bảng giá đất tương ứng nên phải xác định đúng loại đất.
Ngoài các thông tin trên, trong một số trường hợp phải biết thêm thông tin khác như thửa đất thuộc khu vực đồng bằng, trung du hay miền núi, vị trí 2 bằng (=) bao nhiêu phần trăm (%) vị trí 1,…
Tóm lại, có thể thấy việc tra cứu giá đất trong bảng giá đất khá phức tạp dù bảng giá đất đã được công khai. Nếu gặp khó khăn trong quá trình tra cứu hãy gọi ngay tổng đài 1900.6199 để được hỗ trợ.
Bảng giá đất dùng để làm gì?
Đọc thêm: Mẫu ủy quyền sử dụng đất
Giá đất trong bảng giá đất của các tỉnh, thành rất quan trọng trong quản lý và sử dụng đất đai.
Căn cứ khoản 2 Điều 114 Luật Đất đai 2013, bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau:
(1) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức;
(2) Tính tiền sử dụng đất khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân.
(3) Tính thuế sử dụng đất (thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp).
(4) Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai (lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ đăng ký biến động đất đai khi chuyển nhượng, tặng cho,…).
(5) Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
(6) Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai.
(7) Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
Trên đây là các bước tra cứu giá đất trong bảng giá đất của các tỉnh, thành. Nếu cần hỗ trợ trong quá trình tra cứu hãy gọi đến tổng đài 1900.6199 của LuatVietnam.
>> Bảng giá đất của 63 tỉnh thành
Tìm hiểu thêm: CÁCH TÍNH TIỀN ĐỀN BÙ KHI THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP