Hiện nay, tình hình môi trường ở nhiều nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang bị ô nhiễm trầm trọng, bị tàn phá nặng nề bởi các hoạt động của con người như: phá rừng phòng hộ, đốt nương làm rẫy, khai thác gỗ trái phép…. Để ngăn chặn tình trạng này, Nhà nước đã xây dựng và ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường. Các hành vi phạm tội của nhóm tội phạm về môi trường là xâm phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường.
Căn cứ pháp lý:
Xem thêm: Tội phạm về môi trường là gì
– Bộ luật hình sự 2015
Nội dung chính
- 1 1. Tội phạm về môi trường là gì?
- 2 2. Tội phạm về môi trường tên tiếng Anh là gì?
- 3 3. Phân loại các loại hình tội phạm môi trường.
- 3.1 3.1. Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS)
- 3.2 3.2. Tội phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 236 BLHS)
- 3.3 3.3. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Điều 237 BLHS)
- 3.4 3.4. Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông (Điều 238 BLHS)
- 3.5 3.5. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239 BLHS)
- 3.6 3.6. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người (Điều 240 BLHS)
- 3.7 3.7. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 241 BLHS)
- 3.8 3.8. Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 242 BLHS)
- 3.9 3.9. Tội hủy hoại rừng (Điều 243 BLHS)
- 3.10 3.10. Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244 BLHS)
- 3.11 3.11. Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 245 BLHS)
- 3.12 3.12. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 246 BLHS)
1. Tội phạm về môi trường là gì?
– Các tội phạm về môi trường là những hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường, qua đó gây thiệt hại cho môi trường.
2. Tội phạm về môi trường tên tiếng Anh là gì?
Tội phạm về môi trường tên tiếng Anh là: “Environmental crime”.
3. Phân loại các loại hình tội phạm môi trường.
– Các tội phạm về môi trường trong BLHS năm 2015 được chia thành 4 nhóm và sắp xếp theo trật tự sau:
Nhóm 1: Các hành vi gây ô nhiễm môi trường (các Điều 235, 236, 237 và 239 BLHS)
Nhóm 2: Các hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người và động vật (Điều 240 và Điều 241);
Nhóm 3: Các hành vi hủy hoại tài nguyên môi trường (Điều 242 và Điều 243);
Nhóm 4: Các hành vi xâm phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với một số đối tượng môi trường (Điều 238, Điều 244, Điều 245 và Điều 246).
3.1. Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS)
Tội gây ô nhiễm môi trường là hành vi cố ý chôn, lấp, đổ, thải trái pháp luật các chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ hoặc chất thải nguy hại khác làm ô nhiễm môi trường.
a. Dấu hiệu pháp lý
Dấu hiệu mặt khách quan của tội phạm được điều luật quy định như sau:
– Nhóm chủ thể chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điều này hoặc chưa bị kết án về tội này, thì hành vi khách quan của tội gây ô nhiễm môi trường được quy định là một trong các hành vi sau: Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 1000 kg trở lên
– Xả thải ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên;
– Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 lần đến dưới 04 lần;
– Xả ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14;
– Thải ra môi trường từ 300.000 mét khối (m3)/giờ đến dưới 500.000 mét khối (m3)/giờ bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 10 lần trở lên;
– Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật từ 200.000 kilôgam đến dưới 500.000 kilôgam;
– Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;
– Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 02 lần đến dưới 04 lần.
Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý
b. Hình phạt
Điều luật quy định 3 khung hình phạt chính và 1 khung hình phạt bổ sung và 1 khung hình phạt đối với pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật 5.000 kilôgam trở lên;
+ Xả thải ra môi trường 10.000 mét khối (m3)/ngày trở lên nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên;
+ Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật 04 lần trở lên;
+ Xả ra môi trường 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải trở lên có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14;
+ Thải ra môi trường 500.000 mét khối (m3)/giờ trở lên bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên;
+ Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật 500.000 kilôgam trở lên;
+ Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trên trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;
+ Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định 04 lần trở lên.
– Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
+ Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam;
+ Chuyển giao, cho, mua, bán chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy thuộc danh mục cấm sử dụng trái quy định của pháp luật từ 2.000 kilôgam trở lên;
+ Xả thải ra môi trường từ 1.000 mét khối (m3)/ngày đến 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần đến dưới 10 lần;
+ Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 01 lần đến dưới 02 lần;
+ Xả ra môi trường từ 1.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14;
+ Thải ra môi trường từ 150.000 mét khối (m3)/giờ đến dưới 300.000 mét khối (m3)/giờ bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 10 lần trở lên;
+ Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật từ 100.000 kilôgam đến 200.000 kilôgam;
+ Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm dưới trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;
+ Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 01 lần đến dưới 02 lần.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
– Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.
3.2. Tội phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 236 BLHS)
a. Dấu hiệu pháp lý
* Dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm
– Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định là hành vi cho phép thực hiện hành vi sau: Chôn, lấp, đổ, thải trái quy định của pháp luật chất thải nguy hại thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm dưới trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép
* Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, là người có thẩm quyền cho phép như Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh, thành phố, Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện…
* Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý
b. Hình phạt
Điều luật quy định 03 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung. Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiến từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 01 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 02 đến 05 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:
– Chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 5.000 kg đến dưới 10.000 kg; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình theo Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về an toàn bức xạ
– Phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép; Có tổ chức;
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Tái phạm nguy hiểm. 1 ô Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 05 năm đến 10 năm được quy định cho trường hợp chất thải nguy hại có thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy 10.000 kg trở lên; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trên trung bình theo Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về an toàn bức xạ
– Phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép.
Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thế được áp dụng) là: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 150 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3.3. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường (Điều 237 BLHS)
a. Dấu hiệu pháp lý
Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định là hành vi:
– Vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường để xảy ra sự cố môi trường;
– Vi phạm quy định về ứng phó, khắc phục sự cố môi trường làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên hoặc gây thiệt hại từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng.
* Dấu hiệu mặt chủ thể
Chủ thể của tội phạm này là người có nghĩa vụ phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của Luật môi trường
* Dấu hiệu mặt chủ quan
Lỗi của người phạm tội đối với hành vi vi phạm là lỗi cố ý nhưng đối với hậu quả đã gây ra là lỗi vô ý
b. Hình phạt.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
– Làm chết người;
– Gây thiệt hại từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 7.000.000.000 đồng
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
– Làm chết 02 người trở lên;
– Gây thiệt hại về tài sản 7.000.000.000 đồng trở lên.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
– Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.
3.4. Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi sông (Điều 238 BLHS)
a. Dấu hiệu về mặt pháp lý
Dấu hiệu mặt khách quan:
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng,
– Xây nhà, công trình trái phép trong phạm vi bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai;
– Hủy hoại hoặc làm hư hỏng công trình thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai, công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, trừ trường hợp quy định tại Điều 303 của Bộ luật này;
– Khoan, đào thăm dò, khảo sát, khai thác đất, đá, cát sỏi, khoáng sản, nước dưới đất trái phép;
– Sử dụng chất nổ, gây nổ, gây cháy trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai; công trình bảo vệ, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra, trừ trường hợp có giấy phép hoặc trường hợp khẩn cấp do luật định;
– Vận hành hồ chứa nước, liên hồ chứa nước, công trình phân lũ, làm chậm lũ không đúng với quy trình, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, trừ trường hợp đặc biệt thực hiện theo sự chỉ đạo của người có thẩm quyền.
Dấu hiệu mặt chủ quan của tội phạm:
Lỗi của người phạm tội đối với hành vi vi phạm là lỗi cố ý nhưng đối với hậu quả thiệt hại là lỗi vô ý.
b. Hình phạt
– Bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
Tìm hiểu thêm: Sử dụng kinh phí công đoàn như thế nào
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Làm chết người;
+ Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
+ Làm chết 02 người trở lên;
+ Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 02 năm đến 05 năm.
– Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.
3.5. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239 BLHS)
a. Dấu hiệu pháp lý
Dấu hiệu về mặt khách quan
Hành vi khách quan của tội phạm này được quy định là hành vi đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam
– Đưa chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm từ 1.000 kilôgam đến 3.000 kilôgam vào lãnh thổ Việt Nam;
– Đưa chất thải khác từ 70.000 kilôgam đến dưới 170.000 kilôgam vào lãnh thổ Việt Nam.
Dấu hiệu về mặt chủ quan
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý
b. Hình phạt
– Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm có khối lượng từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam;
+ Chất thải khác có khối lượng từ 170.000 kilôgam đến dưới 300.000 kilôgam.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
+ Chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm có khối lượng 5.000 kilôgam trở lên;
+ Chất thải khác có khối lượng 300.000 kilôgam trở lên.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
– Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc tạm đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 01 năm;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.
3.6. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người (Điều 240 BLHS)
a. Dấu hiệu pháp lý
Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này có thể là chủ thể bình thường hoặc chủ thể đặc biệt tuỳ thuộc vào hành vi phạm tội được thực hiện.
Hành vi khách quan của tội phạm được quy định là:
– Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;
– Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
Dấu hiệu mặt chủ quan
Lỗi của người phạm tội đối với hành vi vi phạm là cố ý
b. Hình phạt
– Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
+ Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;
+ Làm chết người.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:
+ Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
+Làm chết 02 người trở lên.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3.7. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 241 BLHS)
a. Dấu hiệu pháp lý
Dấu hiệu chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này có thể là chủ thể bình thường hoặc chủ thể đặc biệt tuỳ thuộc vào hành vi phạm tội được thực hiện
Dấu hiệu mặt khách quan
Là các hành vi được quy định:
– Đưa vào, mang ra hoặc cho phép đưa vào, mang ra khỏi vùng có dịch động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật thuộc diện kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch;
– Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật.
Dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội đối với hành vi vi phạm cụ thể là lỗi cố ý
b. Hình phạt
– Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
+ Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
+ Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên;
+ Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
3.8. Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản (Điều 242 BLHS)
a. Dấu hiệu pháp lý
Dấu hiệu mặt khách quan
Là các hành vi:
– Sử dụng chất độc, chất nổ, các hóa chất khác, dòng điện hoặc các phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản;
– Khai thác thủy sản trong khu vực cấm, khu vực cấm có thời hạn theo quy định của pháp luật;
– Khai thác các loài thủy sản bị cấm khai thác theo quy định của pháp luật;
– Phá hoại nơi cư ngụ của các loài thủy sản thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 61%;
– Vi phạm các quy định khác về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Dấu hiệu mặt chủ quan
Lõi của người phạm tội là lỗi cố ý. Đối với hậu quả thương tích hoặc tổn hại cho sức khoẻ, lỗi của chủ thể là lỗi vô ý.
b. Hình phạt
– Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 05 năm:
+ Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 04 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
+ Làm chết người.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
+ Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản 1.500.000.000 đồng trở lên hoặc thủy sản thu được trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
+ Làm chết 02 người trở lên.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
– Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
3.9. Tội hủy hoại rừng (Điều 243 BLHS)
a. Dấu hiệu pháp lý
Dấu hiệu về mặt khách quan
Là hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ trên 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);
– Rừng sản xuất có diện tích từ trên 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);
Tìm hiểu thêm: Bạo lực học đường là gì
– Rừng phòng hộ có diện tích từ trên 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2);
– Rừng đặc dụng có diện tích từ trên 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2);
– Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ trên 30.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; từ trên 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu;
– Diện tích rừng hoặc giá trị lâm sản, thực vật dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Dấu hiệu mặt chủ quan
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý
b. Hình phạt
– Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+ Tái phạm nguy hiểm;
+ Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2);
+ Rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2);
+ Rừng phòng hộ có diện tích từ 7.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);
+ Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 5.000 mét vuông (m2);
+ Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu;
+ Thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loại thực vật khác thuộc Nhóm IA trị giá từ trên 60.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực vật thuộc Nhóm IIA trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
+ Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên;
+ Rừng sản xuất có diện tích 50.000 mét vuông (m2) trở lên;
+ Rừng phòng hộ có diện tích 10.000 mét vuông (m2) trở lên;
+ Rừng đặc dụng có diện tích 5.000 mét vuông (m2) trở lên;
+ Gây thiệt hại về lâm sản trị giá 120.000.000 đồng trở lên đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; 200.000.000 đồng trở lên đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu;
+ Thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loại thực vật khác thuộc Nhóm IA trị giá 100.000.000 đồng trở lên; thực vật thuộc Nhóm IIA trị giá 200.000.000 đồng trở lên.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
– Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
3.10. Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244 BLHS)
a. Dấu hiệu pháp lý
Dấu hiệu mặt khách quan
Là các hành vi:
– Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
– Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật quy định tại điểm a Khoản này; ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 0,05 kilôgam đến dưới 01 kilôgam;
– Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật nguy cấp, quý hiếm Nhóm IB hoặc thuộc Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài quy định tại điểm a Khoản này với số lượng từ 03 đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 đến 15 cá thể động vật các lớp khác;
– Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép từ 03 đến 07 bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại của động vật lớp thú, của 07 đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc 10 đến 15 cá thể động vật các lớp khác thuộc loài động vật quy định tại điểm c Khoản này;
– Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại của các động vật có số lượng dưới mức tối thiểu của các điểm b, c và d Khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Dấu hiệu mặt chủ quan
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý
b. Hình phạt
– Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
+ Có tổ chức;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+ Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
+ Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;
+ Buôn bán, vận chuyển qua biên giới;
+ Số lượng động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc số lượng bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại của từ 07 đến 10 cá thể lớp thú, từ 07 đến 10 cá thể lớp chim, lớp bò sát hoặc từ 10 đến 15 cá thể lớp khác thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
+ Số lượng động vật nguy cấp, quý hiếm quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này hoặc số lượng bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại của từ 08 đến 11 cá thể thuộc lớp thú, từ 11 đến 15 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 16 đến 20 cá thể động vật thuộc các lớp khác;
+ Từ 01 đến 02 cá thể voi, tê giác hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại; từ 03 đến 05 cá thể gấu, hổ hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại; ngà voi có khối lượng từ 20 kilôgam đến dưới 90 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 09 kilôgam;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
+ Số lượng động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc số lượng bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại của từ 08 cá thể lớp thú trở lên, 11 cá thể lớp chim, lớp bò sát trở lên hoặc 16 cá thể lớp khác trở lên thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
+ Số lượng động vật nguy cấp, quý hiếm quy định tại điểm c Khoản 1 Điều này hoặc số lượng bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại của 12 cá thể lớp thú trở lên, 16 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 21 cá thể động vật trở lên thuộc các lớp khác;
+ Từ 03 cá thể voi, tê giác hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại trở lên; 06 cá thể gấu, hổ hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống cùng loại trở lên; ngà voi có khối lượng 90 kilôgam trở lên; sừng tê giác có khối lượng 09 kilôgam trở lên.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
– Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
3.11. Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên (Điều 245 BLHS)
a. Dấu hiệu pháp lý
Dấu hiệu mặt khách quan
Là các hành vi:
– Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
– Gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích từ 300 mét vuông (m2) đến dưới 500 mét vuông (m2);
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Dấu hiệu về mặt chủ quan
Lỗi của người phạm tội đối với hành vi vi phạm có thể là cố ý hoặc vô ý
b. Hình phạt
– Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Gây thiệt hại về tài sản 200.000.000 đồng trở lên;
+ Gây thiệt hại đến cảnh quan, hệ sinh thái tự nhiên trong phân khu bảo tồn nghiêm ngặt của khu bảo tồn thiên nhiên có tổng diện tích từ 500 mét vuông (m2) trở lên;
+ Có tổ chức;
+ Sử dụng công cụ, phương tiện, biện pháp bị cấm;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
– Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
3.12. Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại (Điều 246 BLHS)
a. Dấu hiệu pháp lý
Là các hành vi:
– Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá từ 250.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc trong trường hợp vật phạm pháp trị giá dưới 250.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;
– Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Dấu hiệu mặt chủ quan
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý
b. Hình phạt
– Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Nhập khẩu trái phép loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại trong trường hợp vật phạm pháp trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
+ Phát tán loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại hoặc loài động vật, thực vật ngoại lai có nguy cơ xâm hại, gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
– Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Đọc thêm: Giải thể doanh nghiệp là gì