logo-dich-vu-luattq

Tố tụng dân sự là gì

Mục đích của tố tụng dân sự là bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của Nhà nước. Tố tụng dân sự bao gồm: khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự, thụ lí vụ việc dân sự, giải quyết vụ việc dân sự theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và thi hành án dân sự.

Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 được thông qua tại Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 (BLTTDS năm 2015), gồm 10 phần, 42 chương, 517 điều(1), quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự (TTDS); trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân (TAND) giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự tại Tòa án; thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài; đồng thời, quy định những nguyên tắc thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.

Xem thêm: Tố tụng dân sự là gì

1. Khoa học luật tố tụng dân sự

Khoa học luật tố tụng dân sự là một ngành khoa học pháp lý . chuyên ngành. Như bất cứ một ngành khoa học .pháp lý chuyên ngành nào, khoa học luật tố tụng dân sự đều có mối quan hệ chặt chẽ với ngành luật tương ứng và các ngành khoa học pháp lý khác. Tuy nhiên, khoa học luật tố tụng dân sự vẫn có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng. .

Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật tố tụng dân sự là những vấn đề lý luận về tố tụng dân sự, luật tố tụng dân sự và việc thực hiện chúng trên thực tiễn. Trong đó, việc nghiên cứu làm rõ được những vấn đề lý luận về tổ tụng dân sự như khái niệm, bản chất của tố tụng dân sự, các giai đoạn tố tụng dân sự V.V. là rất quan trọng vì có tính chất xuất phát điểm. Trên cơ sở nghiên cửu làm rõ được những vấn đề này mới nghiên cứu làm rõ được những vẩn đề khác liên quan thuộc đối tượng nghiên cửụ cua khoa học luật tố tụng dân sự. Thông qua quá trình nghiên cứu khoa hộc luật tố tụng dân Sự mà cổ thể đưa ra được những giải pháp xây dựng, hoàri thiện và thực hiện Chúng trên thực tế có hiệu quả.

Việc nghiên cứu khoa học luật tô tụng dân sự cũng như việc nghiên cứu các khoa học pháp lý chuyên ngành khác được tiến hành trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Ngoài ra, tuỳ theo từng vẩn đề được nghiên cứu mà việc nghiên cứu khoa học luật tố tụng dân sự có thể sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp xã hội học, phương pháp thực nghiệm V.V.. Trong những phương pháp đó thì phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp thực nghiệm là những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để nghiên cứu khoa học luật tố tụng dân sự.

Khoa học luật tố tụng dân sự Việt Nam phát triển cùng với luật tổ tụng dân sự Việt Nam. Kết quả nghiên cứu khoa học luật tố tụng dân sự trong thời gian qua được phản ánh qua hệ thống tri thức về luật tố tụng dân sự bao gồm những tri thức về tố tụng dân sự; đối tượng điều chỉnh và phương pháp đỉều chỉnh của luật tố tụng dân sự; lịch sử hình thành và phát triển của luật tố tụng dân sự Việt Nam; thẩm quyền dân sự của toà án; địa vị pháp lý cùa các cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tổ tụng dân sự, những người tham gia tố tụng và những người liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự; chứng minh và chứng cứ trọng tố tụng dân sự; thủ tục hoà giải, xét xừ vụ việc dần sự V.V.. Khi khoa học luật tổ tụng dân sự Việt Nam càng phát triển thì hệ thống tri thức về luật tố tụng dân sự càng phong phứ và đa dạng.

2. Hệ thống kiến thức môn học luật tố tụng dân sự Việt Nam

Môn học luật tố tụng dân sự Việt Nam là môn học bắt buộc chung cho các chuýên ngành đào tạo đại học luật nói chung. Mục tiêu của môn học là trang bị cho người học những kiến thức cơ bàn về lý luận và về pháp luật thực định về các vấn đề như các khái niệm luật tố tụng dân sự, các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự; thẩm quyền dân sự của toà án; cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng dân sự; hoạt động chứng minh và chứng cứ trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự V.V.. Bước đầu giúp cho người học biết vận dụng các kiến thức đã học giải quyết một số công việc đơn giản trong thực tiễn hoạt động tố tụng dân sự, từ đó hình thành tư duy nghề nghiệp và nghiên cứu khoa học pháp lý luật tố tụng dân sự.

Đọc thêm: Khái niệm chi phí lãi vay là gì? Và những câu hỏi liên quan

Hệ thống kiến thức của môn học luật tố tụng dân sự Việt Nam bao gồm hai học phần cơ bản: Những vấn đề chung về luật tố tụng dân sự và thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự. Ở tất cả các đối tượng đào tạo đại học luật đều phải học hai học phần này. Ngoài ra, đối với những người thuộc chuyên ngành đào tạo luật dân sự còn phải học thêm mệt học phần bắt buộc và một số chuyên đề chuyên sâu về luật tố tụng dân sự.

3. Những nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự

Nhằm cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 và bảo đảm phù hợp với quy định của Luật Tổ chức TAND năm 2014, BLTTDS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung một số nguyên tắc cơ bản của TTDS, bao gồm: Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp; cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự; bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự; bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử vụ án dân sự; Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng dân sự; Tòa án xét xử tập thể; Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai; bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm; giám đốc việc xét xử; bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án; trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của Tòa án; việc tham gia TTDS của cá nhân, cơ quan, tổ chức; bảo đảm tranh tụng trong xét xử; bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự.

4.Về thẩm quyền của Tòa án trong TTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền của Tòa án theo hướng tất cả những tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trừ trường hợp theo quy định của luật thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác. Quy định này nhằm tạo điều kiện để Tòa án thực hiện nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân theo quy định của Hiến pháp năm 2013, tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý; đồng thời, để phù hợp với nguyên tắc “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”. Bộ luật này cũng bổ sung, quy định đầy đủ, cụ thể những loại tranh chấp và việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án bảo đảm phù hợp với luật nội dung đã quy định, như: Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai, Bộ luật Lao động, Luật Thi hành án dân sự…

5.Về thành phần giải quyết vụ việc dân sự

Bên cạnh việc tiếp tục kế thừa các quy định về thành phần giải quyết vụ việc dân sự của BLTTDS hiện hành, BLTTDS năm 2015 bổ sung quy định về thành phần Hội đồng xét xử vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn và thành phần Hội đồng giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án dân sự để phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức TAND năm 2014, cụ thể là:- Việc xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn do 01 Thẩm phán tiến hành;

– Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩm phán hoặc toàn thể Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao (Lưu ý: Trường hợp nào xét xử bằng Hội đồng gồm 3 Thẩm phán, trường hợp nào toàn thể Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tiến hành xét xử được quy định tại khoản 1 Điều 337).

– Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 05 Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phán TAND tối cao (Lưu ý: Trường hợp nào xét xử bằng Hội đồng gồm 5 Thẩm phán, trường hợp nào toàn thể Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao tiến hành xét xử được quy định tại khoản 2 Điều 337).

6.Về người tham gia tố tụng trong TTDS

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung một số nội dung quy định về người tham gia tố tụng như sau:

Tham khảo thêm: Công đoàn cơ sở là gì

– Bổ sung đương sự là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi để phù hợp với BLDS năm 2015;

– Bổ sung quy định đương sự có nghĩa vụ gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ, trừ tài liệu chứng cứ mà đương sự khác đã có và tài liệu, chứng cứ mà Tòa án không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 109.

– Bỏ quy định về điều kiện “được Tòa án chấp nhận” đối với trường hợp người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự; thay vào đó, chỉ thực hiện thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tạo điều kiện thuận lợi cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng trong các vụ việc dân sự (Điều 75);

– Sửa đổi, bổ sung quy định về người giám định, quyền, nghĩa vụ của người giám định để phù hợp với Luật Giám định tư pháp;

– Bổ sung quy định pháp nhân là người đại diện trong tố tụng dân sự để phù hợp với BLDS năm 2015 (khoản 1 Điều 85).

Mọi vướng mắc pháp lý về luật tố tụng dân sự, cũng như các vấn đề khác liên quan. Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, thừa kế trực tuyến.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Đọc thêm: Vi bằng là gì? Thủ tục lập vi bằng 2022 như thế nào?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !