Trả lời:
Căn cứ vào Điều 1 Luật công đoàn số 12/2012/QH13 của Quốc hội quy định về định nghĩa công đoàn:
Xem thêm: Tổ chức công đoàn là gì
“Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
Căn cứ vào Điều 10 Luật công đoàn năm 2012 quy định vai trò của công đoàn khi bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động:
“Điều 10. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động
1. Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.
2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể.
3. Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.
4. Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
5. Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.
6. Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
7. Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.
8. Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.
9. Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.
10. Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật”.
Chính phủ quy định chi tiết Điều này sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.”
=> Về việc nghỉ dưỡng sức khi ốm đau hay các chế độ khác thì người lao động vẫn được hưởng vì lúc này cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ đảm bảo quyền lợi cho người lao động, không cần thiết phải có công đoàn.
=> Hiện nay không có quy định về việc chủ tịch công đoàn có được hay không đồng thời giữ thêm chức vụ gì hay không nên vẫn có thể được làm đồng thời các chức vụ khác.
Theo quy định Hướng dẫn 398/HD-TLĐ năm 2012 về công tác nhân sự ban chấp hành tại đại hội công đoàn các cấp do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành có quy định:
Cơ cấu ban chấp hành công đoàn:
– Ban chấp hành công đoàn các cấp được cấu tạo theo hướng có cơ cấu, số lượng hợp lý, đảm bảo chất lượng, có tính kế thừa và sự phát triển, được chuẩn bị theo quy trình dân chủ, công khai, đúng nguyên tắc.
– Trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn ủy viên BCH công đoàn là chính, cần có cơ cấu hợp lý, đảm bảo tính đại diện của đoàn viên để đáp ứng tốt yêu cầu tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở mỗi cấp công đoàn, nhưng nhất thiết không vì cơ cấu mà làm giảm chất lượng ủy viên ban chấp hành.
– Ban chấp hành công đoàn các cấp cần có 3 độ tuổi (dưới 40 tuổi, từ 40 đến dưới 50 tuổi, từ 50 tuổi trở lên) bảo đảm tính phát triển, kế thừa, trẻ hóa và phát triển theo hướng tăng cường cán bộ nữ, phấn đấu đạt 30% nữ trong ban chấp hành công đoàn các cấp. Coi trọng cơ cấu đoàn viên trực tiếp thực hiện nghiệp vụ, sản xuất, là dân tộc ít người (nơi có đông đoàn viên dân tộc ít người), người ngoài đảng trong các thành phần kinh tế.
=> Như vậy, ban chấp hành công đoàn ít nhất phải có 3 người để đảm bảo quy trình dân chủ, công khai và đúng nguyên tắc. Và số chức danh của ban chấp hành công đoàn thì được đề ra sao cho phù hợp với điều kiện ở nơi thành lập ban chấp hành công đoàn.
Tham khảo thêm: Hộ tịch là gì? Quy định pháp luật về đăng ký hộ tịch
-Với các chức danh trong ban chấp hành công đoàn, có hai loại cán bộ công đoàn: cán bộ chuyên trách và cán bộ kiêm nhiệm. Với Cán bộ Công đoàn không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm, do đoàn viên tín nhiệm bầu vào các chức danh từ Tổ phó Công đoàn trở lên và được cấp có thẩm quyền của Công đoàn công nhận hoặc chỉ định. Như vậy, một người là cán bộ kiêm nhiệm thì dù có chức danh hay nghiệp vụ gì chỉ cần được đoàn viên tín nhiệm của công đoàn sẽ được bầu vào ban chấp hành.
=> Về chế độ nghỉ thai sản thì cơ quan BHXH sẽ phụ trách chứ bên công đoàn cơ sở không có trách nhiệm hỗ trợ trong trường hợp này.
=> Căn cứ vào khoản 1 Điều 172 Bộ luật lao động năm 2019 (Bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021) quy định:
“Người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật công đoàn.”
Thì cô ấy làm tạp vụ tại Ủy ban nhan dân phường vẫn được coi là người lao động nên cô ấy có quyền tham gia công đoàn.
=> Căn cứ vào Điều 14 Luật công đoàn quy định:
“Điều 14. Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
1. Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Khi tham gia, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định tại khoản 1 Điều này, Công đoàn có quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu và giải trình những vấn đề có liên quan;
b) Kiến nghị biện pháp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm, khắc phục hậu quả và xử lý hành vi vi phạm pháp luật;
c) Trường hợp phát hiện nơi làm việc có yếu tố ảnh hưởng hoặc nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng người lao động, Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động.”
Thì công đoàn có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Vậy bất cứ nội dung nào quy định trong Luật bảo hiểm xã hội 2014 mà doanh nghiệp vi phạm thì công đoàn đều kiểm tra, giám sát được để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
=> Căn cứ và Điều 4 Nghị định số 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chi tiết về tài chính công đoàn quy định:
“Điều 4. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn
Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.
5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.
6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.”
Tìm hiểu thêm: Cộng tác viên là gì? 6 kỹ năng cần có của cộng tác viên
Thì dù công ty bạn chưa có công đoàn thì vẫn thuộc trường hợp phải đóng công đoàn phí, vậy nên bên kế toán làm như vậy là đúng.
Và khi đã đóng thì không được trả lại 65% khi chưa thành lập công đoàn.
– Theo quy định tại Hướng dẫn 398/HD-TLĐ năm 2013 về công tác nhân sự ban chấp hành tại đại hội công đoàn do tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành. Có quy định:
Ban chấp hành công đoàn các cấp cần có 3 độ tuổi (dưới 40 tuổi, từ 40 đến dưới 50 tuổi, từ 50 tuổi trở lên) bảo đảm tính phát triển, kế thừa, trẻ hóa và phát triển theo hướng tăng cường cán bộ nữ, phấn đấu đạt 30% nữ trong ban chấp hành công đoàn các cấp. Coi trọng cơ cấu đoàn viên trực tiếp thực hiện nghiệp vụ, sản xuất, là dân tộc ít người (nơi có đông đoàn viên dân tộc ít người), người ngoài đảng trong các thành phần kinh tế.
=> Vậy công ty bạn có thể họp để bầu ra ban chấp hành cũng được miễn là đáp ứng điều kiện luật quy định.
=> Bạn có thể làm đơn gửi lên công đoàn để xin xác nhận về việc công đoàn đồng ý về vấn đề chị xin nghỉ phép 5 ngày là đúng nội quy để công đoàn bảo vệ quyền lợi cho chị.
=> Căn cứ theo Điều 359 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định cụ thể về tội giải mạo trong công tác, cụ thể như sau:
“Điều 359. Tội giả mạo trong công tác
1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;
b) Làm, cấp giấy tờ giả;
c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;
c) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 02 giấy tờ giả đến 05 giấy tờ giả.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 05 giấy tờ giả đến 10 giấy tờ giả;
b) Để thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Làm, cấp giấy tờ giả với số lượng từ 11 giấy tờ giả trở lên;
b) Để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng”.
Theo đó nếu bạn có đủ chứng cứ, bạn có thể khởi kiện chủ tịch công đoàn lên Tòa án vì hành vi vi phạm này.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.6162 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.
Đọc thêm: Cưỡng chế là gì?