Tổ chức cơ sở Đoàn là gì? Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị – xã hội của thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện. Theo đó, hệ thống tổ chức của Đoàn gồm 4 cấp: Cấp Trung ương, cấp tỉnh và tương đương, cấp huyện và tương đương, cấp cơ sở (gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở). Vậy tổ chức cơ sở Đoàn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức cơ sở Đoàn là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu chi tiết các thông tin có liên quan trong bài viết sau đây nhé.
1. Tổ chức cơ sở Đoàn là gì?
Theo định nghĩa tại Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thì tổ chức cơ sở Đoàn gồm: Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở, là nền tảng của Đoàn, được thành lập theo địa bàn dân cư, theo ngành nghề, theo đơn vị học tập, công tác, lao động, nơi cư trú và đơn vị cơ sở trong lực lượng vũ trang nhân dân. Tổ chức cơ sở Đoàn có thể trực thuộc Đoàn cấp huyện hoặc Đoàn cấp tỉnh tùy thuộc vào tính đặc thù của từng đơn vị.
Xem thêm: Tổ chức cơ sở đoàn là gì
Đọc thêm: Khái niệm về phá sản doanh nghiệp
Trong đó:
- Chi đoàn là tổ chức tế bào của Đoàn, là hạt nhân nòng cốt đoàn kết, tập hợp thanh thiếu nhi. Chi đoàn sinh hoạt định kỳ một tháng một lần; đối với các đơn vị đặc thù thực hiện theo hướng dẫn của Ban Thường vụ Trung ương Đoàn.
Đơn vị có ba đoàn viên trở lên được thành lập chi đoàn. Nếu chưa đủ ba đoàn viên thì Đoàn cấp trên giới thiệu đến sinh hoạt ở một tổ chức cơ sở Đoàn thích hợp. Chi đoàn có thể thành lập các phân đoàn.
- Đoàn cơ sở là cấp trên trực tiếp của chi đoàn. Đơn vị có từ hai chi đoàn trở lên và có ít nhất 30 đoàn viên thì thành lập Đoàn cơ sở.
Trong một địa bàn, lĩnh vực hoạt động có nhiều chi đoàn, có nhu cầu liên kết, phối hợp thì có thể thành lập liên chi đoàn.
2. Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đoàn
Tìm hiểu thêm: Công tác là gì? Phân biệt nơi công tác, lĩnh vực công tác, cơ quan công tác?
Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đoàn được thể hiện như sau:
- Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi.
- Tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục, rèn luyện đoàn viên, thanh thiếu nhi nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, đơn vị.
- Phối hợp với chính quyền, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội làm tốt công tác thanh niên, chăm lo xây dựng Đoàn, tích cực xây dựng cơ sở Đoàn, Hội, Đội ở địa bàn dân cư, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và chính quyền.
3. Quyền của tổ chức cơ sở Đoàn
Bên cạnh nhiệm vụ như đã liệt kê, tổ chức cơ sở Đoàn cũng có quyền như sau:
- Kết nạp đoàn viên mới, quản lý đoàn viên, tiếp nhận, chuyển sinh hoạt Đoàn; giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, kết nạp; giới thiệu cán bộ, đoàn viên vào quy hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và tổ chức kinh tế, xã hội.
- Tổ chức các hoạt động, các phong trào nhằm đoàn kết, tập hợp thanh niên, đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng, hợp pháp của tuổi trẻ; phối hợp với các ngành, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế, xã hội tạo môi trường, điều kiện thuận lợi trong công tác thanh niên.
- Tổ chức các hoạt động tạo thêm việc làm và thu nhập cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên, tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của Đoàn; được sử dụng con dấu hợp pháp.
Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về tổ chức cơ sở Đoàn là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Tìm hiểu thêm: Cắn kẹo có gây nghiện không? Vì sao kẹo lại bị cấm ở nhiều quốc gia
- Email: info@dichvuluattoanquoc.com
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 0967 370 488