Trả lời:
Trong không ít các trường hợp, khi muốn kiến nghị về hành vi vi phạm pháp luật hình sự, người dân không biết nên tố cáo hay tố giác, thậm chí là nhầm lẫn gây khó khăn trong quá trình giải quyết nguồn tin, tố giác về tội phạm của các cơ quan chức năng.
Xem thêm: Tố cáo và tố giác khác nhau như thế nào
Về khái niệm
Khái niệm tố cáo
Theo từ điển Tiếng Việt thì tố cáo là báo cho mọi người hoặc cơ quan có thẩm quyền biết về người hoặc hành động phạm pháp nào đó, vạch trần hành động xấu xa, phạm pháp hay tội ác trước cơ quan có thẩm quyền hoặc trước dư luận,… Điều 30 Hiến pháp 2013 nêu rõ: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân”
Tại Điều 2 Luật Tố cáo 2018 giải thích: Tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm: Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Tìm hiểu thêm: Thế nào là mê tín dị đoan
Khái niệm tố giác
Từ điển Tiếng Việt nêu tố giác là báo cho cơ quan chính quyền biết người hoặc hành động phạm pháp nào đó. Đồng thời Bộ luật Hình sự hiện hành cũng giải thích rõ: “Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền”
Như vậy, khái niệm tố cáo bao hàm khái niệm tố giác. Tố cáo là việc công dân phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật của mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức và báo cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền biết về hành vi này. Còn công dân chỉ tố giác khi phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự được quy định trong Bộ luật hình sự 2015.
Đọc thêm: Mẹ đơn thân giải quyết nhu cầu như thế nào
Về đối tượng
Đối tượng của tố cáo là mọi hành vi phạm pháp luật từ dân sự, hành chính,… Còn đối tượng của tố giác là các hành vi có dấu hiệu của tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự. Do đó khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu hình sự thì người dân nên làm đơn tố giác thay vì tố cáo.
Đọc thêm: Mẹ đơn thân giải quyết nhu cầu như thế nào
Về hệ quả pháp lý
Tố cáo là quyền của công dân, nhưng không phải nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện, công dân có thể thực hiện hoặc không. Đối với tố giác thì theo quy định tại khoản 1 Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì người nào biết rõ một trong các tội phạm quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 14 của Bộ luật này đang được chuẩn bị hoặc một trong các tội phạm quy định tại Điều 389 của Bộ luật này đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Như vậy, tố giác vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân. Mọi cá nhân đều phải có nghĩa vụ giám sát và báo cho các cơ quan chức năng về hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, tố chức khác trong xã hội.
Từ đó cho thấy, đối với hoạt động tố cáo thì quan hệ pháp lý chỉ phát sinh khi người dân trực tiếp hoặc có đơn tố cáo gửi đến các cơ quan chức năng. Còn với hoạt động tố giác thì quan hệ pháp lý phát sinh ngay kể từ khi người dân phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm bất kể người đó có tố giác hay không.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư dựa trên những thông tin anh/chị cung cấp. Nếu còn băn khoăn, bạn đọc có thể liên hệ: 19006192 để được hỗ trợ.
Tìm hiểu thêm: Hộ nghèo là gì? Hộ cận nghèo là gì?