logo-dich-vu-luattq

Thuế nhà thầu là gì? Cách tính thuế nhà thầu

Thuế nhà thầu là gì? Cách kê khai, tính thuế nhà thầu như thế nào? Thuế cho nhà thầu phát sinh khi nào? Hạch toán, nộp thuế cho nhà thầu qua mạng như thế nào? Ở khuôn khổ bài viết này Kế toán Diamond Rise chia sẻ các nội dung chi tiết dưới đây nhé.

Thuế nhà thầu là gì?

Thuế nhà thầu là loại thuế áp dụng đối với các đối tượng là tổ chức, cá nhân nước ngoài (không hoạt động theo luật Việt Nam) có phát sinh thu nhập từ việc cung ứng dịch vụ hoặc dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam.

Xem thêm: Thuế nhà thầu là gì

thuế nhà thầu là gì

Thuế nhà thầu tiếng anh là gì?

Thuế nhà thầu tiếng Anh là ” Foreign Contractor Tax “ gọi tắt là FCT bởi 03 chữ cái đầu tiên. FCT là gì? FCT gồm những loại thuế nào? FCT gồm những loại thuế:

  • Thuế giá trị gia tăng (VAT);
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN);
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN);

Thuế nhà thầu nước ngoài là gì?

Thuế nhà thầu nước ngoài được hiểu là thuế đánh lên các đối tượng là nhà thầu nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam và có thu nhập phát sinh tại Việt Nam;

Cơ sở pháp lý

Hiện nay văn bản pháp lý liên quan đến thuế này gồm một số văn bản sau:

Về thuế GTGT trong FCT

  • Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008;
  • Luật Thuế GTGT số 31/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 (bổ sung);
  • Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2013 (hướng dẫn);

Về thuế TNDN trong FCT

  • Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008;
  • Luật Thuế TNDN số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 (bổ sung);
  • Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 (hướng dẫn);

Về quản lý thuế điều chỉnh về FCT

  • Luật Quản lý thuế 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;
  • Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012 (bổ sung);

Hướng dẫn chi tiết

  • Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 08 năm 2014 (hướng dẫn);
  • Một số công văn, văn bản chi tiết hướng dẫn từng trường hợp cụ thể.

✅Xem thêm: Cẩm nang thuế xây dựng nhà ở và những điều cần biết tại đây!

Đối tượng chịu thuế và đối tượng không chịu thuế

đối tượng chịu thuế nhà thầuĐối tượng chịu thuế nhà thầu

Căn cứ vào Điều 1, Thông tư 103/2014/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam tôi tóm tắt như sau:

Chi tiết để hiểu rõ hơn như sau:

Với thuế GTGT

Dịch vụ hoặc các dịch vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT:

  • Cung cấp ở Việt nam + Tiêu dùng tại Việt Nam
  • Cung cấp ngoài VN + Tiêu dùng tại Viêt Nam

Đọc thêm: 20 Lưu Ý Về Thuế TNCN Bạn Cần Nắm Từ Năm 2022

Với thuế TNDN

  • Dịch vụ gắn với hàng hóa;
  • Cung cấp dịch vụ;
  • Cung cấp, phân phối hàng hóa;

Lưu ý:

(*) Trường hợp, nếu cung cấp hàng hóa thực tế có kèm theo dịch vụ mà các dịch vụ này miễn phí, có hoặc không nằm trong giá trị hợp đồng các dịch vụ như: Lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng, chạy thử,…

  • Đối với thuế GTGT vẫn phải tính trên giá trị dịch vụ;
  • Đối với thuế TNDN tính trên toàn bộ giá trị dịch vụ + hàng hóa;

(*) Trường hợp, hợp đồng không tách riêng được giá trị hàng hoá và giá trị dịch vụ đi kèm (bao gồm cả trường hợp dịch vụ kèm theo miễn phí) thì:

  • Đối với thuế GTGT vẫn phải tính trên toàn bộ giá trị hợp đồng;
  • Đối với thuế TNDN vẫn phải tính trên toàn bộ giá trị hợp đồng;

Đối tượng không chịu thuế

Căn cứ vào Điều 2, Thông tư 103/2014/TT-BTC tóm tắt gọn một số đối tượng không chịu thuế như sau:

Cách tính thuế nhà thầu

Cách tính thuế đối với NTNN theo Thông tư 103/2014/TT-BTC

Cách tính thuế nhà thầu khá quan trọng, đối với từng trường hợp có một các xác định cơ sở tính thuế khác nhau, đối với giá NET thì khác, đối với giá GROSS thì khác. Nhưng có bản được xác định như sau:

Cách tính thuế GTGT nhà thầu

Công thức xác định thuế GTGT cho nhà thầu nước ngoài:

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính Thuế GTGT(1) x Tỷ lệ % để tính thuế GTGT (2)

a. Doanh thu tính thuế GTGT:

Doanh thu tính thuế: Là toàn bộ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa chưa trừ các khoản thuế phải nộp, các khoản bên Việt Nam trả thay (nếu có)

b. Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu:

STT Ngành kinh doanh Tỷ lệ % để tính thuế GTGT 1 Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm; xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị 5% 2 Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa; xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị 3% 3 Hoạt động kinh doanh khác 2%

Cách tính thuế TNDN nhà thầu

Công thức tính thuế TNDN nhà thầu như sau:

Thuế TNDN phải nộp = Doanh thu tính Thuế TNDN(3) x Tỷ lệ % để tính thuế TNDN(4)

a) Doanh thu tính thuế TNDN(3)

Doanh thu tính thuế(3): là toàn bộ doanh thu không bao gồm thuế GTGT + Các khoản bên VN trả thay (nếu có), chưa trừ các khoản thuế phải nộp.

  • Nếu theo quy định tại hợp đồng, doanh thu nhận được chưa bao gồm thuế TNDN thì quy đổi theo CT:

Doanh thu tính thuế = Doanh thu chưa bao gồm thuế TNDN 1 – tỷ lệ phần trăm %

  • Nếu có giao bớt một phần công việc cho thầu phụ thì doanh thu tính thuế KHÔNG bao gồm giá trị giao cho thầu phụ.

b. Tỷ lệ % thuế TNDN(4) tính trên doanh thu tính thuế:

STT Ngành kinh doanh Tỷ lệ (%) 1 Thương mại: phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị; phân phối, cung cấp hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị gắn với dịch vụ tại Việt Nam. 1% 2 Dịch vụ, cho thuê máy móc thiết bị, bảo hiểm, thuê giàn khoan 5% 3 Cho thuê tàu bay, động cơ tàu bay, phụ tùng tàu bay, tàu biển 2% 4 Xây dựng, lắp đặt có bao thầu hoặc không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị 2% 5 Hoạt động sản xuất, kinh doanh khác, vận chuyển (bao gồm vận chuyển đường biển, vận chuyển hàng không) 2% 6 Chuyển nhượng chứng khoán, chứng chỉ tiền gửi, tái bảo hiểm ra nước ngoài, hoa hồng nhượng tái bảo hiểm 0,1% 7 Lãi tiền vay 5% 8 Thu nhập bản quyền 10%

Đọc thêm: Công thức tính thuế đất phi nông nghiệp

Phương pháp nộp thuế đối với nhà thầu nước ngoài

Các nhà thầu nước ngoài (NTNN) có thể lựa chọn một trong ba phương pháp nộp thuế sau đây:

  • Phương pháp khấu trừ,
  • Phương pháp ấn định tỷ lệ;
  • Phương pháp hỗn hợp.

Phương pháp khấu trừ

Theo phương pháp này, các nhà thầu nước ngoài sẽ phải đăng ký kê khai và nộp thuế GTGT, nộp tờ khai thuế TNDN và GTGT tương tự như các công ty Việt Nam. NTNN có thể áp dụng phương pháp khấu trừ nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

  • Có cơ sở thường trú tại Việt Nam hoặc là đối tượng cư trú thuế tại Việt Nam;
  • Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu; hợp đồng nhà thầu phụ từ 183 ngày trở lên;
  • Áp dụng chế độ kế toán Việt Nam, hoàn tất tờ khai đăng ký thuế và được cấp mã số thuế nhà thầu.

Bên Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế địa phương về việc nhà thầu nước ngoài sẽ nộp thuế theo phương pháp khấu trừ trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng;

Nếu NTNN thực hiện nhiều hợp đồng tại cùng một thời điểm, nếu có một hợp đồng đủ điều kiện theo quy định và NTNN đăng kí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thì các hợp đồng khác cũng phải thực hiện nộp thuế theo phương pháp NTNN đã đăng ký.

Các NTNN sẽ nộp thuế TNDN ở mức thuế suất là 20% trên lợi nhuận.

Phương pháp ấn định tỷ lệ

NTNN nộp thuế theo phương pháp ấn định tỷ lệ không phải đăng ký khai/nộp thuế GTGT và không phải nộp tờ khai thuế TNDN và GTGT. Thay vào đó, thuế GTGT và TNDN sẽ do bên Việt Nam khấu trừ theo các tỷ lệ được ấn định trên tổng doanh thu tính thuế. Các tỉ lệ này thay đổi tùy thuộc vào hoạt động do NTNN thực hiện.

Thuế GTGT do bên Việt Nam giữ lại thường được coi là khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ trong tờ khai thuế GTGT của bên Việt Nam.

Việc kê khai thuế nhà thầu theo phương pháp ấn định tỷ lệ của Nhà thầu nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho hoạt động khai thác, thăm dò, phát triển và sản xuất dầu khí được quy định riêng.

Phương pháp hỗn hợp

Phương pháp hỗn hợp cho phép NTNN đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (tức là thuế GTGT đầu ra trừ thuế GTGT đầu vào được khấu trừ), nhưng nộp thuế TNDN theo các tỷ lệ ấn định tính trực tiếp trên tổng doanh thu tính thuế.

NTNN muốn áp dụng phương pháp hỗn hợp phải đáp ứng ĐỦ những điều kiện sau:

  • Có cơ sở thường trú hoặc là đối tượng cư trú thuế tại Việt Nam;
  • Thời hạn kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ từ 183 ngày trở lên;
  • Tổ chức hạch toán kế toán theo các quy định của pháp luật về kế toán và hướng dẫn của Bộ tài chính.

Một vài tỷ lệ thuế NTNN ấn định được tóm tắt dưới đây:

STT Hoạt động Tỷ lệ GTGT(2) Tỷ lệ thuế TNDN i1 Cung cấp hàng hóa tại Việt Nam hoặc có kèm theo dịch vụ ở Việt Nam (bao gồm hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ, phân phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc giao hàng theo các điều kiện Incoterms mà người bán vẫn chịu trách nhiệm liên quan đến rủi ro của hàng hóa tại Việt Nam) Miễn thuế(1) 1% i2 Dịch vụ 5% 5% i3 Các dịch vụ quản lý nhà hàng, khách sạn và casino 5% 10% i4 Xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị 5% 2% i5 Xây dựng, lắp đặt bao thầu nguyên vật liệu hoặc máy móc, thiết bị đi kèm 3% 2% i6 Vận chuyển 3% 2% i7 Lãi tiền vay Miễn thuế(3) 5% i8 Tiền bản quyền Miễn thuế(4) 10% i9 Chuyển nhượng chứng khoán Miễn thuế 0,1% i10 Dịch vụ tài chính phái sinh Miễn thuế 2% i11 Các hoạt động khác 2% 2%

Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Thuế TNDN của thuế NTNN như trình bày ở trên có thể được miễn giảm theo các hiệp định tránh đánh thuế hai lần có liên quan. Ví dụ mức thuế suất TNDN 5% đối với dịch vụ cung cấp bởi nhà thầu nước ngoài có thể được miễn dựa trên các hiệp định tránh đánh thuế hai lần nếu nhà thầu nước ngoài không có lợi tức phân bổ cho một cơ sở thường trú ở Việt Nam;

Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần với gần 80 nước và một số Hiệp định khác đang ở trong giai đoạn đàm phán. Xin vui lòng tham khảo Phụ lục I – danh mục các hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Điểm đáng chú ý là Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Hoa Kỳ, mặc dù hiệp định này vẫn chưa có hiệu lực.

Có nhiều hướng dẫn về việc áp dụng hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã được ban hành bao gồm các quy định về người thực hưởng và các quy định chung về ngăn ngừa trốn thuế. Theo những quy định này, việc miễn hay giảm thuế theo hiệp định sẽ không được chấp nhận nếu mục đích chính của một hợp đồng là để được hưởng việc miễn hay giảm thuế theo hiệp định hoặc người đề nghị không phải là người thụ hưởng. Thông tư 205 cũng đưa ra quy định về việc xem xét bản chất thay vì hình thức phải được thực hiện khi xác định người thụ hưởng và đưa ra các yếu tố để xem xét gồm:

Đọc thêm: Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013

  • Người đề nghị có nghĩa vụ phân phối hơn 50% thu nhập của mình cho một công ty ở nước thứ 3 trong vòng 12 tháng kể từ khi nhận được thu nhập;
  • Người đề nghị không có hoặc hầu như không có hoạt động kinh doanh đáng kể nào;
  • Người đề nghị không có hoặc có rất ít quyền kiểm soát, không có rủi ro hoặc gánh chịu rất ít rủi ro đối với thu nhập nhận được;
  • Các thỏa thuận mà người đề nghị là người cung cấp dịch vụ/cho vay bao gồm các điều kiện và điều khoản trong một thỏa thuận khác với bên thứ ba mà người đề nghị là người được nhận dịch vụ/ khoản vay;
  • Người đề nghị là đối tượng cư trú của một nước có thuế suất thấp;
  • Người đề nghị là một công ty trung gian hoặc một đại lý.
quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !