logo-dich-vu-luattq

Thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

Xét xử là một trong những nhận thức khách quan của tòa án trong việc áp dụng pháp luật nhằm việc tìm ra sự thật của vụ án. Vì tính chất của mình mà thường trong một vụ án hình sự sẽ được tiến hành hai cấp xét xử để có thể tìm ra sự thật, xử đúng người đúng tội, tránh việc hàm oan, đảm bảo quyền và lợi ích của các đương sự trong một vụ án dân sự. Xét xử vụ án hình sự là một giai đoạn độc lập trong tố tụng hình sự Việt Nam. Cơ sở pháp lý làm phát sinh thủ tục phúc thẩm chính là việc có kháng cáo, kháng nghị. Việc thực hiện giải quyết kháng cáo, kháng nghị được thực hiện tại phiên tòa phúc thẩm. Vậy, trình tự thủ tục phiên tòa phúc thẩm hình sự được tiến hành như thế nào? Thủ tục tố tụng phúc thẩm hình sự được pháp luật quy định ra sao? Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về thủ tục phúc thẩm vụ án hình sự thì đừng bỏ lỡ bài viết mà chúng tôi cung cấp dưới đây.

trinh tu thu tuc phien toa phuc tham hinh suTrình tự thủ tục phiên tòa phúc thẩm hình sự

Xem thêm: Thủ tục xét xử phúc thẩm vụ án hình sự

1. Khái niệm xét xử phúc thẩm vụ án hình sự được hiểu như thế nào?

Tố tụng hình sự là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn thứ tự khác nhau trong đó xét xử phúc thẩm là giai đoạn của tố tụng hình sự mà ở đó tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị nhằm khắc phục sai lầm của tòa án cấp sơ thẩm, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật bảo vệ lợi ích nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan tổ chức cá nhân.

Pháp luật quy định nguyên tắc chế độ xét xử sơ thẩm phúc thẩm nhằm đảm bảo cho tòa án xét xử đúng người, đúng tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Do đó, bản án, quyết định sơ thẩm sẽ chưa có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên án hoặc ra quyết định mà có thể bị kháng cáo, kháng nghị để xét xử lại hoặc xét lại ở cấp phúc thẩm. Theo đó, khi không đồng ý với quyết định tại bản án sơ thẩm, việc kiểm sát, bị cáo, bị hại, đương sự có quyền tiến hành khiếu nại, kháng nghị để tòa án phúc thẩm tiến hành xem xét lại bản án.

2. Trình tự thủ tục phiên tòa phúc thẩm hình sự

Khi tiến hành phúc thẩm đối với quyết định của tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì cần phải tiến hành thủ tục tố tụng phúc thẩm hình sự theo quy định tại Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó, trình tự thủ tục phiên tòa phúc thẩm hình sự được tiến hành như sau:

Thủ tục bắt đầu phiên tòa:

  • Chuẩn bị khai mạc phiên tòa
  • Khai mạc phiên tòa
  • Giải quyết việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật
  • Cam đoan của người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản: Sau khi giải thích quyền và nghĩa vụ cho người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu những người này phải cam đoan làm tròn nhiệm vụ.
  • Cam đoan của người làm chứng, cách ly người làm chứng
  • Giải quyết yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt

Tìm hiểu thêm: Cảnh sát hình sự chạy án

Thủ tụng tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm :

  • Công bố bản cáo trạng
  • một thành viên của Hội đồng xét xử trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị.
  • Chủ tọa phiên tòa điều hành việc hỏi, quyết định người hỏi trước, hỏi sau theo thứ tự hợp lý.
  • Công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố
  • Hỏi bị cáo; Hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ; Hỏi người làm chứng
  • Xem xét vật chứng
  • Trình bày, công bố báo cáo, tài liệu của cơ quan, tổ chức
  • Tranh luận tại phiên tòa:
  • Chủ tọa phiên tòa hỏi người kháng cáo có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu Kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.
  • Chủ tọa phiên tòa hỏi Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị hay không; nếu có thì chủ tọa phiên tòa yêu cầu bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị trình bày ý kiến về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị.
  • Khi tranh tụng tại phiên tòa, Kiểm sát viên, người khác liên quan đến kháng cáo, kháng nghị phát biểu ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị; Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.
  • Ra quyết định Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm; Sửa bản án sơ thẩm; Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại; Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án; Điều tra lại hoặc xét xử lại vụ án hình sự.

Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm:

  • Khi phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải triệu tập người kháng cáo, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị tham gia phiên họp. Trường hợp họ vắng mặt thì Hội đồng xét xử phúc thẩm vẫn tiến hành phiên họp.
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ vụ án, Tòa án phải mở phiên họp để xem xét quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Hội đồng xét xử phúc thẩm phải mở phiên họp. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định thì Tòa án phải chuyển hồ sơ vụ án kèm theo quyết định mở phiên họp cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ vụ án cho Tòa án.
  • Tại phiên họp, một thành viên của Hội đồng xét xử phúc thẩm trình bày tóm tắt nội dung quyết định sơ thẩm, nội dung kháng cáo, kháng nghị và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có). Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt tại phiên họp và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định.

Câu hỏi thường gặp

Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự là gì?

Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật kháng cáo hoặc kháng nghị.

Xét xử sơ thẩm là gì?

Xét xử sơ thẩm có thể hiểu là thủ tục pháp lý được quy định trong nhiều quan hệ xã hội như: dân sự, hình sự, hành chính, kinh tế, quân sự,… Đối với mỗi quan hệ sẽ được pháp luật quy định trình tự, thủ tục thực hiện xét xử sơ thẩm khác nhau.

Chủ thể tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm bao gồm những ai?

– Những người tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm gồm có: nguyên đơn; bị đơn; người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan…

– Ngoài ra chủ thể tham gia phiên tòa gồm có người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Những người tiến hành tố tụng được quy định tại điều 63 bộ luật tố tụng dân sựnăm 2015, gồm một thẩm phán và hai hội thẩm nhân dân.

– Theo quy định tại khoản 2 điều 21 bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 viện kiểm sát phải cử kiểm sát viên tham gia phiên tòa đối với những vụ án do tòa án thu thập chứng hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, quyền sử dụng đất nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần…

Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm?

  • Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
  • Sửa bản án sơ thẩm;
  • Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;
  • Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án;
  • Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.
  • Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
  • Cơ sở pháp lý: Điều 355 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Đọc thêm: Khởi tố vụ án hình sự là thẩm quyền của

Trên đây là những vấn đề liên quan đến trình tự thủ tục phiên tòa phúc thẩm hình sự. Tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng mà công ty Luật ACC xin cung cấp cho khách hàng dịch vụ Tư vấn trình tự thủ tục phiên tòa phúc thẩm hình sự. Nếu quý khách hàng còn gặp phân vân về thủ tục tố tụng phúc thẩm hình sự và muốn nhận được sự tư vấn liên quan đến thủ tục tiến hành phiên tòa phúc thẩm hình sự thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC ngay để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.

Công ty Luật ACC – Đồng hành pháp lý cùng bạn

Liên hệ với chúng tôi:

– Tư vấn pháp lý: 1900.3330

– Zalo: 0967 370 488

– Văn phòng: (028) 777.00.888

– Mail: info@dichvuluattoanquoc.com

Đọc thêm: Căn cứ để khởi tố vụ án hình sự

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !