logo-dich-vu-luattq

Thủ tục từ con đẻ thực hiện như thế nào ?

Ảnh hưởng tới cuộc sống của 2 ông bà năm nay đã gần 80 tuổi. Tôi xin hỏi luật sư là ông tôi có được từ con không. Nếu được thì làm như thế nào ?

Xin cảm ơn.

Xem thêm: Thủ tục từ con

Người gửi : Lê Văn Dũng

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Khuê của chúng tôi, trường hợp của bạn được tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự năm 2015

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

2. Chuyên viên tư vấn:

Theo quy định của pháp luật Việt Nam cụ thể là trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cha mẹ có quyền và nghĩa vụ phải yêu thương con, chăm lo việc học tập và giáo dục con, tôn trọng con, chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ con. Vì tôn trọng quyền và nghĩa vụ này của cha mẹ đối với con nên pháp luật không cho phép và không quy định về vấn đề cha mẹ đẻ từ con của mình, cụ thể:

Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.

4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng

1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Pháp luật mới chỉ công nhận quyền được chấm dứt quan hệ cha mẹ và con nuôi trong trường hợp con nuôi có hành vi sau: nuôi bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc con nuôi có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi;

Tuy nhiên việc bố mẹ bạn không được quyền yêu cầu từ con, nhưng nếu có căn cứ việc người thành viên này vay tiền để sử dụng ma túy hoặc các chất kích thích khác thì bố mẹ bạn có gửi đơn yêu cầu ra tòa án tuyên bố người này bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì các giao dịch được xác lập thực hiện bằng tài sản của người đó đều cần sự đồng ý của gia đình bạn cụ thể là người đại diện theo pháp luật của người đó, cụ thể:

Tham khảo thêm: Thủ tục sang tên xe ô tô cùng tỉnh

Điều 24. Hạn chế năng lực hành vi dân sự:

1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.

2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.

Thủ tục xác định quan hệ giữa cha mẹ và con

Theo Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì thủ tục xác định cha, mẹ, con gồm thủ tục hành chính và thủ tục tư pháp.

Thủ tục hành chính

– Thủ tục khai sinh cho con trong trường hợp cha mẹ có hôn nhân hợp pháp

>> Xem thêm: Quan hệ xã hội là gì ? Vai trò của quan hệ xã hội với sự phát triển, tiến bộ của xã hội ?

. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh là ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người mẹ hoặc nơi cư trú của người cha nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ hoặc nơi trẻ em sinh sống trên thực tế nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha*.

Thời hạn đăng ký khai sinh là sáu mươi ngày, người có trách nhiệm đăng ký khai sinh là cha, mẹ hoặc ông bà hoặc người thân thích khác. Nếu những người này không thể trực tiếp đi đăng ký khai sinh thì có thể ủy quyền bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực hợp lệ (Điều 13 – Nghị định số 158/2Ọ05/NĐ-CP và Điều 10 – Nghị định số 158/2005/NĐ-CP).

Người đi đăng ký khai sinh phải xuất trình những giấy tờ sau: Giấy chứng sinh do cơ sở y tế cấp, nếu trẻ em sinh ra ngoài cơ sợ y tế thì Giấy chứng sinh được thay thế bằng văn bản của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực; Giấy chứng nhận kết hôn của cha mẹ đứa trẻ. Trong trường họp cán bộ tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân của cha mẹ đứa trẻ thì người đi đăng ký khai sinh không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn (Khoản 1, Điêu 15 – Nghị định 158/2005/NĐ-CP ).

– Thủ tục khai sinh cho con khi cha mẹ không cỏ hôn nhân hợp pháp

Thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú cũng tương tự như trường hợp khai sinh cho con trong giá thú. Chỉ có sự khác biệt là ngoài ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người mẹ có thẩm quyền đăng ký khai sinh còn là ủy ban nhân dân nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, hoặc nơi cư trú của người đang tạm thời nuôi dưỡng hoặc nơi cư trú của tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em đó nếu trẻ em đó bị bỏ rơi (Điều 13 – Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ). Phần họ tên cha trong giấy khai sinh của người con bị bỏ trống. Nếu tại thời điểm đăng ký khai sinh mà có người nhận con thì ủy ban nhân dân sẽ kết hợp giải quyết việc nhận con với đăng ký khai sinh (Khoản 3, Điều 15 – Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ). Đối với trẻ em bị bỏ rơi có thể không có giấy tờ gì, do đó, sau khi lập biên bản với những thông số cần thiết, ủy ban nhân dân phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng tìm kiếm cha mẹ đẻ. Khi hết thời hạn luật định không tìm thấy cha mẹ đẻ thì người hoặc tổ chức đang tạm thời nuôi dưỡng đứa trẻ có trách nhiệm đi đăng ký khai sinh (Điều 16 – Nghị định số i 58/2005/NĐ-CP ), phần khai họ tên cha mẹ, dân tộc của đứa trẻ phải để trống. Nếu có người nhận nuôi và có đủ điều kiện nhận nuôi thì ghi tên cha mẹ nuôi vào giấy khai sinh cho đứa trẻ nhưng trong sổ đăng ký khai sinh phải ghi rõ là cha mẹ nuôi và thông tỉn này được giữ bí mật. Như vậy, trong trường họp này, trẻ em vẫn được khai sinh nhưng lại chưa xác định được cha mẹ.

– Đăng ký nhận cha, mẹ, con

+ Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con: Đối với việc nhận cha, mẹ, con trong nước do ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận cha, mẹ, con thực hiện. Đối với việc nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài do ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận cha, mẹ, con thực hiện (Điều 32 – Nghị định số 158/2005/NĐ-CP).

+ Điều kiện đăng ký nhận cha, mẹ, con’: Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì điều kiện không thể thiếu trong việc đăng ký nhận cha, mẹ, con là phải có sự tự nguyện và không có tranh chấp. Bên được nhận là cha, mẹ, con phải còn sống vào thời điểm đăng ký nhận cha, mẹ, con. Các bên phải trực tiếp làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con mà không được ủy quyền cho người khác. Đồng thời, “Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha” (Điều 90); “Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia” (Điều 91).

+ Thủ tục tiến hành đăng ký nhận cha, mẹ, con:

– Giấy tờ cần thiết cho việc nhận cha, mẹ, con bao gồm: tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con; Giấy khai sinh (bản chính . hoặc bản sao) của người con; Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con, mẹ con (nếu có). Đây là loại tài liệu không bắt buộc phải có khỉ đăng ký nhận cha, mẹ, con mà điều quan trọng nhất trong việc đăng ký nhận cha, mẹ, con là sự tự nguyện của các chủ thể trong mối quan hệ đó.

Tham khảo thêm: Thủ tục làm giấy khai sinh

>> Xem thêm: Quan hệ pháp luật là gì ? Khách thể của quan hệ pháp luật là gì ?

Trong tờ khai đăng ký nhận cha, mẹ, con nếu cha hoặc mẹ nhận con chưa thành niên thì phải có sự đồng ý của người hiện đang là mẹ hoặc là cha, trừ trường hợp người đó đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự (Điều 34 – Nghị định số 158/2005/NĐ-CP).

Trong trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn. Sau khi sinh con, người mẹ để con lại cho người cha và bỏ đi mà không xác định được địa chỉ thì khi người cha đăng ký nhận con, không cần phải có ý kiến của người mẹ. Khi đăng ký khai sinh, phần khai về người mẹ trong giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh được ghi theo giấy chứng sinh, nếu không có giấy chứng sinh thì ghi theo lời khai của người cha, nếu người cha không khai các thông tin về người mẹ thì bỏ trống phần khai về người mẹ trong giấy khai sinh và sổ đàng ký khai sinh (Mục 4 – phần II – Thông tư số 01/2008/TT-BTP).

– Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ họp lệ, nếu xét thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng sự thật và không có tranh chấp thì ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký việc nhận cha, mẹ, con. Nếu cần phải xác minh thêm thì thời hạn không kéo dài thêm quá 5 ngày (Khoản 2, Điều 34 – Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ).

Thủ tục xác định cha, mẹ, con tại Toà án

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Tõà án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này” (Điều 101). Trường hợp theo quy định tại Điều 92 là khi người đang có yêu cầu xác định cha, mẹ, con cho mình thì bị chết, những người thân thích của họ sẽ được yêu cầu xác định cha, mẹ, con cho người đó.

+ Quyền khởi kiện

– Người hiện là cha, mẹ của một người có quyền yêu cầu xác định người đó không phải là con của mình.

– Người đang không phải là cha, mẹ của một người có quyền yêu cầu xác định người đó là con của mình.

– Người đang không phải là con của một người có quyền yêu cầu xác định người đó là cha, mẹ của mình.

– Nếu những chủ thể trên chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền khởi kiện sẽ thuộc về người giám hộ của họ hoặc một số cơ quan, tổ chức khác.

>> Xem thêm: Chủ thể của quan hệ pháp luật là gì ? Quy định về chủ thể của quan hệ pháp luật

+ Chứng cứ chứng minh trong vụ án xác định lại quan hệ cha mẹ và con khi cha mẹ có hôn nhăn hợp pháp

Người có quyền khởi kiện phải nộp đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 164 – Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, kèm theo đó là những tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Theo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự:

“Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp…” – Điều 79 – Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: 1900.6162 để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Đọc thêm: Thủ tục mua bán đất mới nhất năm 2022

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !