Cùng Công ty Luật ACC tìm hiểu Thủ tục thừa kế đất đai của bố mẹ cho con 2022. Mời Quý độc giả theo dõi bài viết dưới đây.
Nội dung chính
- 1 Thủ tục thừa kế đất đai của bố mẹ cho con 2022
- 2 Thừa kế đất đai là gì ?
- 3 Điều kiện đất thừa kế của bố mẹ cho con
- 4 Các giấy tờ liên quan khi thừa kế đất đai của bố mẹ cho con
- 5 Trình tự thực hiện cấp, sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi thừa kế đất đai của bố mẹ cho con
- 6 Hồ sơ để cấp, sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi nhận thừa kế đất đai của bố mẹ cho con
Thủ tục thừa kế đất đai của bố mẹ cho con 2022
Cơ sở pháp lý
Xem thêm: Thủ tục thừa kế đất cho con
– Bộ luật dân sự 2015
– Luật đất đai 2013
– Luật công chứng 2014
– Nghị định 23/2015/NĐ-CP
Thừa kế đất đai là gì ?
– Thừa kế đất đai là trường hợp những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật được hưởng phần di sản đất đai mà người chết để lại theo quy định của pháp luât về đất đai và pháp luật về thừa kế.
Điều kiện đất thừa kế của bố mẹ cho con
– Đất đó phải được sử dụng ổn định
– Đất không có tranh chấp
– Đất không bị thu hồi, kê biên để thi hành án
– Đất thừa kế phải thuộc tài sản mà bố mẹ để lại
Các giấy tờ liên quan khi thừa kế đất đai của bố mẹ cho con
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ)
– Giấy chứng tử của người/những người để lại di sản.
– Bản sao CMND/căn cước công dân/hộ chiếu, Hộ khẩu của những người thừa kế còn sống tại thời điểm làm thủ tục.
– Giấy chứng tử, xác nhận phần mộ, giấy xác nhận/chứng minh quan hệ của những người thừa kế đã chết tại thời điểm làm thủ tục.
– Trường hợp thừa kế theo pháp luật: Phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế như: Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận của chính quyền địa phương về việc có quan hệ gia đình…
– Trường hợp thừa kế theo di chúc: Phải có bản sao hoặc bản gốc di chúc.
Trình tự thực hiện cấp, sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi thừa kế đất đai của bố mẹ cho con
Bước 1. Nộp hồ sơ
Địa điểm nộp:
Đọc thêm: Thủ tục gia hạn tạm trú
– Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh;
– Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu.
Lưu ý:
Trường hợp hưởng di sản thừa kế là một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích được hưởng thừa kế trước khi nộp hồ sơ.
Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ
Trường hợp 1: Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ
Trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Trường hợp 2. Hồ sơ đầy đủ
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp nộp hồ sơ tại UBND cấp xã thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp xã phải chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Bước 3. Xử lý yêu cầu
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:
– Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
– Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp;
– Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
– Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
– Trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Hồ sơ để cấp, sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi nhận thừa kế đất đai của bố mẹ cho con
Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) người được hưởng thừa kế phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm:
Tham khảo thêm: Thủ tục làm tạm trú tạm vắng
– Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Giấy tờ về quyền hưởng di sản thừa kế.
Trường hợp 1: Hưởng thừa kế theo di chúc.
+ Di chúc hợp pháp.
+ Biên bản mở di chúc có người chứng kiến và xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất;
Trường hợp 2: Hưởng thừa kế theo pháp luật.
+ Bản án, quyết định của Tòa án.
+ Văn bản thỏa thuận của các đồng thừa kế, có xác nhận của UBND cấp xã hoặc Phòng/Văn phòng công chứng về việc hưởng thừa kế.
Lưu ý:
– Trường hợp người thừa kế là người duy nhất thì phải có đơn đề nghị được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;
– Trường hợp có nhiều người cùng hưởng di sản thừa kế là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng từ chối hưởng thì phải có văn bản từ chối hưởng quyền thừa kế.
Trên đây toàn bộ nội dung bài viết Thủ tục thừa kế đất đai của bố mẹ cho con 2022. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về thừa kế theo di chúc. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !
Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Tư vấn: 1900.3330
Zalo: 0967 370 488
Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn
Mail: info@dichvuluattoanquoc.com
Cảm ơn Quý đọc giả đã tham khảo bài Thủ tục thừa kế đất đai của bố mẹ cho con 2022. Trân trọng cảm ơn !
#Thủ tục thừa kế đất đai của bố mẹ cho con #Thừa kế đất đai của bố mẹ cho con
Tham khảo thêm: Cách đăng ký giấy phép kinh doanh bán hàng online, qua mạng