Thay đổi tên công ty là hoạt động bình thường của doanh nghiệp. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ tư vấn, giải đáp mọi thông tin liên quan đến vấn đề này.
Nội dung chính
Tên Công ty là gì?
Tên công ty là tên gọi của doanh nghiệp được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Xem thêm: Thủ tục thay đổi tên công ty
Tên công ty là một trong những thông tin quan trọng của doanh nghiệp. Vì vậy, trước khi thành lập doanh nghiệp, việc lựa chọn tên sao cho phù hợp và đúng quy định của pháp luật và quan niệm phong thủy của người phương đông được nhiều doanh nghiệp quan tâm.
Có nên thay đổi tên công ty?
Việc thay đổi tên công ty có thể xuất phát từ nhiều lý do khác nhau như thay đổi hình thức kinh doanh, nhận chuyển nhượng lại công ty từ thành viên/cổ đông khác, quan niệm phong thủy của người phương đông….vv.
Doanh nghiệp quyền quyết định việc thay đổi tên trong quá trình hoạt động hay nói cách khác việc đổi tên là theo nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có trường hợp doanh nghiệp buộc phải đổi tên công ty theo yêu cầu của cơ quan chức năng quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp phải đổi tên khi tên đó xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì doanh nghiệp có tên vi phạm phải đăng ký thay đổi tên của mình.
Cách đặt tên công ty đúng quy định của pháp luật?
Trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp có quyền thay đổi tên khi cần, nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc, quy định của pháp luật hiện hành. Vậy những quy định trong việc đặt tên công ty là gì? Chúng được quy định ở văn bản pháp luật nào? Có bắt buộc phải tuân thủ hay không?… Luật Hoàng Phi sẽ giúp mọi người có câu trả lời thỏa đáng cho những thắc mắc trên.
Các nguyên tắc, điều kiện về tên doanh nghiệp được quy định tại Điều 38, 39, 40, 41, 42 của Luật Doanh nghiệp và Chương 3 Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Theo đó, tên công ty không được phép trùng hoặc gây nhầm lẫn với những tên đã đăng ký trên phạm vi toàn quốc. Ngoại trừ trường hợp, tên dự định đặt trùng với tên đơn vị đã giải thể. Bên cạnh đó, tên doanh nghiệp mới vẫn phải đảm bảo có hai yếu tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng doanh nghiệp.
Căn cứ tại Điều 38 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và hướng dẫn tại Điều 18, Điều 19 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về tên công ty như sau:
1. Tên công ty bằng tiếng Việt
– Tên tiếng Việt của công ty gồm có 02 thành tố:
+ Loại hình công ty: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp khi thành lập công ty có thể lựa chọn loại hình phù hợp mà luật quy định.
Ví dụ:
Công ty cổ phần khi đặt tên được viết như sau: “công ty CP”/ “công ty cổ phần”
Tham khảo thêm: Thủ tục mua bán thương hiệu
Công ty TNHH (trách nhiệm hữu hạn) đặt tên được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên” / “công ty TNHH”
Công ty hợp danh khi đặt tên được viết là “công ty HD”/ “công ty hợp danh”
Doanh nghiệp tư nhân khi đặt tên được viết là “DNTN”/ “doanh nghiệp TN”
+ Tên riêng của công ty: Trong đó tên riêng viết bằng chữ cái tiếng Việt theo bảng chữ cái hiện hành và các chữ cái J, Z, F và W. Bên cạnh đó, tên riêng còn có thể có thêm ký hiệu.
– Tên công ty cần gắn theo thông tin trụ sở chính công ty, địa điểm kinh doanh, chi nhánh hay văn phòng đại diện của công ty.
– Không được đặt tên công ty vi phạm những điều cấm khi đặt tên:
+ Công ty không được đặt tên gây nhầm lẫn hoặc trùng với tên công ty khác đã đăng ký và ghi nhận trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trừ trường công ty đã có quyết định của Tòa án tuyên phá sản có hiệu lực pháp luật hoặc đã giải thể theo quy định.
+ Sử dụng tên các đơn vị lực lượng vũ trang nhân nhân, các cơ quan nhà nước, tên tổ chức theo quy định tại khoản 2 Điều 39, trừ trường hợp được đơn vị, tổ chức, cơ quan đó chấp thuận.
+ Trong tên có sử dụng ký hiệu, từ ngữ vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, văn hóa lịch sử của dân tộc.
2. Tên công ty bằng tiếng nước ngoài
– Tên công ty bằng tiếng nước ngoài là tên mà của công ty bằng tiếng Việt được dịch sang tiếng nước khác theo hệ chữ La-tinh như tiếng Anh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài có thể giữ nguyên theo tên riêng hoặc dịch với nghĩa tương ứng.
– Tên viết tắt của công ty được viết tắt từ tên công ty bằng tiếng Việt hoặc tên công ty bằng tiếng nước ngoài.
3. Cách đặt tên công ty hay nhất
Thứ nhất: Trước khi đặt tên cho công ty nên tham khảo và tra cứu tên trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 2021 – 5 điều cần biết!
Lưu ý, khi tra cứu tên công ty trên hệ thống chỉ cần nhập tên riêng của công ty, không cần nhập đầy đủ tên hay loại hình doanh nghiệp. Nếu tên có các chữ như: Đông, Tây, Nam, Bắc, Tân, Mới… thì lúc nhập để tra cứu cần bỏ cái chữ này để xác định tên chính xác của công ty.
Thứ hai: Tìm hiểu quy định pháp luật quy định về đặt tên công ty, tránh tên không đúng quy định và bị từ chối.
Thứ ba: Khi đặt tên nên chọn tên ngắn gọn, cô đọng và dễ nhớ. Bởi vì:
+ Tên công ty cần thể hiện chức năng chính của doanh nghiệp, thông qua đó biết được doanh nghiệp muốn kinh doanh ngành nghề gì đồng thời tạo nên ấn tượng với khách hàng, đối tác.
+ Tên quá dài gây khó khăn trong giao dịch, do đó cần đặt tên sao cho ngắn gọn mà vẫn hay.
+ Tên của công ty nên gợi ra được hình ảnh, thương hiệu để nhắc đến tên khách hàng có thể hình dung ra ngay sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi trong việc sản xuất, kinh doanh.
4. Ví dụ cách đặt tên công ty
Ví dụ khi Quý vị muốn đặt cho công ty là Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn đầu tư Xuân An. Trong đó:
+ Loại hình công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn
+ Ngành nghề kinh doanh trong tên công ty: Tư vấn Đầu tư
+ Tên riêng: Xuân An.
Tên đặt như trên sẽ thể hiện được cả ngành nghề kinh doanh chính cũng như chức năng, loại hình của công ty.
Tìm hiểu thêm: Chứng nhận đăng ký nhãn hiệu