logo-dich-vu-luattq

Thủ tục tạm trú tại hà nội

Hà Nội là nơi thu hút rất nhiều người dân từ các tỉnh thành đến sinh sống, học tập, làm việc và lao động. Chính điều này làm phát sinh vấn đề đăng ký tạm trú với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy khi đến sinh sống tại Hà Nội, người dân cần phải đăng ký tạm trú như thế nào? Khi nào thì cần thực hiện thủ tục làm tạm trú tạm vắng tại Hà Nội? Để nắm được các thông tin có liên quan, mời bạn tham khảo bài viết Thủ tục làm tạm trú tạm vắng tại Hà Nội dưới đây của ACC.

thủ tục làm tạm trú tạm vắng tại Hà Nội
Thủ tục làm tạm trú tạm vắng tại Hà Nội

1. Đăng ký tạm trú tại Hà Nội là gì? Vì sao phải đăng ký tạm trú tại Hà Nội

Đăng ký tạm trú Hà Nội là thủ tục đăng ký với cơ quan đăng ký cư trú khi vì một số lý do như học tập, làm việc, lao động,… mà công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ở Hà Nội nhưng lại ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú trong thời gian từ 30 ngày trở lên.

Xem thêm: Thủ tục tạm trú tại hà nội

Theo như quy định của pháp luật, công dân có quyền tự do cư trú. Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 9 Luật Cư trú 2020 thì công dân có nghĩa vụ phải thực hiện đăng ký cư trú nói chung và đăng ký tạm trú nói riêng. Vì vậy, việc tạm trú ở một địa điểm tại Hà Nội (ngoài phạm vi cấp xã so với nơi thường trú) cần phải được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

2. Điều kiện làm tạm trú tại Hà Nội

Tương tự như các khu vực khác, việc đăng ký tạm trú tại Hà Nội có các điều kiện như sau:

(i) Khi công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp khác với nơi đăng ký thường trú (cụ thể là ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú) trong thời gian từ 30 ngày trở lên thì cần phải thực hiện đăng ký tạm trú.

(ii) Tùy vào nhu cầu thực tế của từng cá nhân mà thời hạn tạm trú khác nhau nhưng tối đa là 02 năm. Đồng thời khi hết thời hạn đã đăng ký tạm trú, có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần.

(iii) Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở mà pháp luật quy định là địa điểm không được đăng ký thường trú mới, cụ thể:

  • Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn chiếm, di tích lịch sử – văn hoá, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ thiên tai,…
  • Chỗ ở nằm toàn bộ trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc không đủ điều kiện xây dựng.
  • Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; chỗ ở hiện có tranh chấp, khiếu nại về quyền sử dụng.
  • Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ

3. Hồ sơ đăng ký tạm trú tại Hà Nội

Đọc thêm: Thủ tục mua bán xe máy cũ

Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm các loại giấy tờ như sau:

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA);
  • Chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người yêu cầu;
  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp;
  • Các giấy tờ, tài liệu khác có liên quan.

4. Trình tự thủ tục làm tạm trú tạm vắng tại Hà Nội

Thủ tục đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn nơi bạn dự kiến tạm trú tại Hà Nội được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an cấp xã

Người yêu cầu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đã được liệt kê và nộp đến Công an xã nơi dự kiến tạm trú.

Bước 2: Kiểm tra và thụ lý hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú sẽ kiểm tra hồ sơ về nội dung và tính pháp lý.

  • Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì sẽ được tiếp nhận, cấp phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả.
  • Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì có thể yêu cầu nộp bổ sung hoặc có thể từ chối tiếp nhận (nêu rõ lý do từ chối).

Bước 3: Nộp lệ phí

Tham khảo thêm: Ký hiệu đăng ký bản quyền

Tiếp theo, người đăng ký sẽ thực hiện việc nộp lệ phí đăng ký tạm trú.

Bước 4: Nhận kết quả đăng ký

Người đăng ký sẽ nhận được kết quả giải quyết đăng ký tạm trú theo như thông tin trên phiếu tiếp nhận và hẹn trả kết quả.

Ngoài ra, người đăng ký còn có thể lựa chọn hình thức đăng ký tạm trú online bằng thủ tục chi tiết tại đây.

5. Lệ phí thực hiện thủ tục làm tạm trú tạm vắng tại Hà Nội

Lệ phí đăng ký cư trú sẽ được căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương và đảm bảo nguyên tắc “Mức thu lệ phí đối với việc đăng ký cư trú tại các quận của thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc phường nội thành của thành phố cao hơn mức thu đối với các khu vực khác”.

Tại Hà Nội, lệ phí khi đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ tạm trú là 15.000 đồng/lần ở các quận và các phường; 8.000 đồng/lần ở các khu vực khác

Trên đây là một số thông tin theo quy định của pháp luật hiện hành mà Công ty Luật ACC cung cấp đến bạn, giúp bạn hiểu rõ về thủ tục làm tạm trú tạm vắng tại Hà Nội. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho bạn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì hay cần chúng tôi hỗ trợ tư vấn pháp lý, hãy liên hệ ACC để nhận được phản hồi sớm nhất bạn nhé!

Đọc thêm: Thủ tục giải thể công ty cổ phần

  • Email: info@dichvuluattoanquoc.com
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 0967 370 488
quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !