logo-dich-vu-luattq

Thủ tục tách sổ hộ khẩu

Trả lời:

>&gt Xem thêm: Quy định mới năm 2022 về thủ tục chuyển hộ khẩu và thủ tục nhập khẩu tại nơi ở mới ?

Xem thêm: Thủ tục tách sổ hộ khẩu

Căn cứ theo Luật cư trú năm 2006, sửa đổi năm 2013 quy định:

Điều 24. Sổ hộ khẩu

1. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

2. Sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại.

3. Bộ Công an phát hành mẫu sổ hộ khẩu và hướng dẫn việc cấp, cấp lại, đổi, sử dụng, quản lý sổ hộ khẩu thống nhất trong toàn quốc.

Điều 25. Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình

1. Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có ng­ười từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì đ­ược cử một ng­ười trong hộ làm chủ hộ.

Những ng­ười ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu.

2. Nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu.

3. Ng­ười không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và đ­ược chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình thì đ­ược nhập chung vào sổ hộ khẩu đó.

Điều 26. Sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân

1. Sổ hộ khẩu được cấp cho cá nhân thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có chỗ ở độc lập với gia đình của người đó, người sống độc thân, người được tách sổ hộ khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này;

b) Người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác, nếu họ không sống theo hộ gia đình;

c) Thương binh, bệnh binh, người thuộc diện chính sách ưu đãi của Nhà nước, người già yếu, cô đơn, người tàn tật và các trường hợp khác được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc tập trung;

d) Chức sắc tôn giáo, nhà tu hành hoặc người khác chuyên hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo mà sống tại cơ sở tôn giáo.

2. Người không thuộc đối tượng quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 25 nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân thì được nhập chung vào sổ hộ khẩu đó.

>&gt Xem thêm: Đăng ký nhập hộ khẩu tại thành phố Hà Nội theo quy định mới 2022

Điều 27. Tách sổ hộ khẩu

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Đối với trường hợp của bạn, mặc dù bạn chưa có nhà riêng nhưng căn cứ vào Điều 24,25,26 của Luật Cư trú thì bạn có đủ điều kiện để được tách khẩu và thủ tục tách khẩu thì bạn làm theo hướng dẫn tại Điều 27 theo quy định của luật cư trú.

=> Các trường hợp phải đăng ký tạm trú:

>&gt Xem thêm: Được tách sổ hộ khẩu trong những trường hợp nào ? Các giấy tờ để tách hộ khẩu

Người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó.

2. Thời hạn đăng ký tạm trú:

Tìm hiểu thêm: Thủ tục 2 người cùng đứng tên sổ đỏ

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chuyển đến công dân phải làm thủ tục đăng ký tạm trú.

3. Hồ sơ đăng ký tạm trú:

3.1. Hồ sơ đăng ký tạm trú gồm:

– Bản khai nhân khẩu (mẫu HK01);

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02);

– Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (trừ trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ về chỗ ở). Đối với trường hợp thuê, mượn, ở nhờ chỗ ở hợp pháp thì khi đăng ký tạm trú phải có ý kiến đồng ý cho đăng ký tạm trú của người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ tại phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm.

– Xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đăng ký thường trú.

3.2. Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú là một trong các giấy tờ sau:

>&gt Xem thêm: Mẫu đơn xin tách hộ khẩu mới nhất năm 2022 ? Cách viết đơn xin tách khẩu ?

– Các giấy tờ quy định tại mục chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú (chi tiết quý khách xem tại mục hướng dẫn về “Chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú”); đối với trường hợp giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp là hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân thì hợp đồng đó không cần công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp xã.

– Văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh chấp về quyền sử dụng nếu không có một trong các giấy tờ để chứng minh về chỗ ở hợp pháp theo quy định.

4. Nơi nộp hồ sơ:

Công dân đến nộp hồ sơ tại Công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú.

5. Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ công dân sẽ được đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú.

6. Lệ phí đăng ký tạm trú:

Theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi mà mẹ bạn đăng ký tạm trú.

>&gt Xem thêm: Mẫu phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu mới nhất năm 2022

=> Câu hỏi của bạn chưa rõ vì có 2 trường hợp:

I. Giá trị xe máy khi mua lại từ 50 triệu đồng trở lên thì Bên mua và Bên bán phải làm thủ tục tại Phòng công chứng nơi người bán.

II. Giá trị xe khi mua dưới 50 triệu đồng. (có 2 trường hợp: Xe đăng ký trong tỉnh/thành phố nơi bạn đang sinh sống hay tỉnh ngoài)

1. Xe gắn biển số trong tỉnh/thành phố nơi bạn đang sinh sống và đăng ký hộ khẩu – thì thủ tục đơn giản hơn. Bạn cần:

– Giấy bán, cho, tặng xe (mô tô, xe máy) có chữ ký của người bán và đóng dấu của địa phương (phường, xã) nơi chủ sở hữu cũ sinh sống.

– Giấy nộp lệ phí trước bạ (dành cho mua lại xe cũ) bằng 1% giá trị thực tế của xe thời điểm hiện tại. Bạn làm và nộp tại Chi Cục thuế chỗ nào cũng được miễn là thuận tiện cho bạn.

– Giấy khai sang tên, di chuyển (tại Phòng cảnh sát giao thông, Công an tỉnh/thành phố nơi bạn sống), điền đầy đủ giấy tờ và nộp. Đợi họ đưa giấy hẹn.

2. Xe gắn biển số ngoài tỉnh/thành phố nơi bạn đang sinh sống và đăng ký hộ khẩu – thì thủ tục phức tạp hơn một chút. Bạn cần:

– Giấy bán, cho, tặng xe (mô tô, xe máy) có chữ ký của người bán và đóng dấu của địa phương (phường, xã) nơi chủ sở hữu cũ sinh sống. (mỗi thứ 2 bộ)

– Giấy nộp lệ phí trước bạ (dành cho mua lại xe cũ) bằng 1% giá trị thực tế của xe thời điểm hiện tại. Bạn làm và nộp tại Chi Cục thuế chỗ nào cũng được miễn là thuận tiện cho bạn.

>&gt Xem thêm: Mẫu phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu mới nhất năm 2022

– Giấy chuyển vùng, (họ sẽ yêu cầu ban tháo trả lại biển số cho Công an để họ huỷ). Trong đó bạn phải rút toàn bộ hồ sơ gốc của xe trước đây nếu Công an lưu. Còn mấy năm gần đây hồ sơ gốc của xe Công an giao cho chủ sở hữu tự bảo quản.

– Giấy khai sang tên, di chuyển (tại Phòng cảnh sát giao thông, Công an tỉnh/thành phố) nơi bạn đang sống.

Tham khảo thêm: đăng ký tạm trú cho người nước ngoài

Như vậy, trường hợp chủ sở hữu đứng tên chiếc xe sẽ đứng ra chuyển quyền sở hữu chiếc xe.

>> Về quyền sử dụng đất, Điều 5 Luật đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội quy định:

Điều 5. Người sử dụng đất

Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức);

2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân);

3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;

4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;

5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;

6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;

7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Luật Quốc tịch năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 về “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” quy định như sau:

“3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

4. Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”.

Như vậy nếu bạn định cư tại nước ngoài lâu dài mà trước đó bạn có quốc tịch Việt Nam thì bạn không cần từ bỏ quyền sử dụng đất.

>&gt Xem thêm: Mất sổ hộ khẩu thủ tục cấp lại sổ hộ khẩu bị mất, rách, hỏng như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 quy định:

“Điều 186. Quyền và nghĩa vụ về sử dụng đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.”

Vì vậy, nếu bạn đáp ứng ứng đầy đủ các quy định của luật nhà ở về điều kiện sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì cũng đồng thời được quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

Theo quy định tại Điều 7 Luật nhà ở số 65/2014/QH13 của Quốc hội thì các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở ở Việt Nam là:

“Điều 7. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này”.

“Điều 8. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở

1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam; đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có đủ điều kiện quy định tại Điều 160 của Luật này.

2. Có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức sau đây:

a) Đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước thì thông qua hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;

b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thông qua hình thức mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản); mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

c) Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì thông qua các hình thức quy định tại khoản 2 Điều 159 của Luật này.”

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua tổng đài 1900.6162. Chúng tôi sẳn sàng giải đáp.

Tham khảo thêm: Thủ tục sang tên xe oto

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !