Câu hỏi tư vấn: Tôi lấy chồng năm 2016 nhưng chưa chuyển khẩu về nhà chồng. Vợ chồng cũng chưa làm 1 sổ hộ khẩu riêng cho gia đình nhỏ. Tức là, hiện tại, hộ khẩu của tôi thì vẫn ở bên bố mẹ đẻ, hộ khẩu của chồng thì vẫn ở bên chồng. Tôi và chồng cùng huyện, chỉ khác xã thôi ạ.
Mà bây giờ, tôi thấy có làm căn cước công dân gắn chíp. Chứng minh thư của tôi thì làm từ năm 2007, Chứng minh thư của chồng chắc cũng sắp hết hạn rồi.Vợ chồng tôi sinh được 1 bé vào năm 2016, bé có giấy khai sinh rồi, nhưng chưa nhập khẩu vào sổ hộ khẩu nào cả.
Xem thêm: Thủ tục tách khẩu và làm hộ khẩu mới
1. Bây giờ, tôi muốn làm sổ hộ khẩu riêng cho gia đình nhỏ của chúng tôi thì tôi phải làm như thế nào ạ?
2. Rồi tôi cũng muốn làm căn cước công dân gắn chíp cho 2 Vợ chồng
3. Tôi cũng muốn nhập khẩu cho con vào sổ hộ khẩu riêng cho gia đình và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho con.
HIện nay tôi không biết làm thế nào, và nên làm cái nào trước, cái nào sau. Mong anh chị tư vẫn giúp. Xin chân thành cảm ơn.
Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
1. Về việc làm sổ hộ khẩu riêng
Để làm sổ hộ khẩu riêng của vợ chồng, bạn có thể thực hiện theo trình tự thủ tục sau:
Bước 1: Làm thủ tục chuyển khẩu của bạn từ nhà bố mẹ đẻ về chung hộ khẩu với chồng bạn (có thể chung hộ khẩu với gia đình nhà chồng).
Để nhập hộ khẩu vào nhà chồng, bạn cần làm thủ tục chuyển hộ khẩu tại nơi bạn cư trú. Thủ tục chuyển hộ khẩu được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 35/2014/TT-BCA:
Đọc thêm: đăng ký xe máy cần những giấy tờ gì
– Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu trong trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh, ngoài phạm vi tỉnh: Trưởng Công an xã, thị trấn.
– Hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu: Người có yêu cầu chuyển khẩu cần chuẩn bị những giấy tờ sau: Sổ hộ khẩu; Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
– Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan Công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.
Bước 2: Làm thủ tục nhập khẩu cho con vào hộ khẩu của bố mẹ.
Theo hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA, để nhập hộ khẩu cho con, bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; Giấy khai sinh của con bạn (bản sao chứng thực)- căn cứ theo điểm a khoản 2 điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA quy định: “ a) Trẻ em đăng ký thường trú theo quy định tại Điều 13 Luật Cư trú, khi đăng ký thường trú phải có giấy khai sinh”; Sổ hộ khẩu của gia đình (bản sao chứng thực);
Bước 3: Làm thủ tục tách sổ hộ khẩu riêng của vợ chồng trên cùng một chỗ ở hợp pháp của bố mẹ chồng theo quy định tại Điều 27 Luật cư trú năm 2006, sửa đổi năm 2013 quy định Tách sổ hộ khẩu
“1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Tham khảo thêm: đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
2. Thủ tục làm thẻ CCCD gắn chip:
Đối tượng được cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân gắn chip
“Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân” (khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân 2014).” Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi “(Điều 21).
Ngoài ra, những ai đã có chứng minh nhân dân (9 số và 12 số), thẻ Căn cước công dân mã vạch được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn. thủ tục làm thẻ CCCD gắn chip.
Thủ tục làm thẻ CCCD gắn chip:
Vợ, chồng bạn mang theo Sổ hộ khẩu, điền vào Tờ khai Căn cước công dân tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an cấp huyện hoặc khai trên cổng dịch vụ công trực tuyến.
Xuất trình CMND, sổ hộ khẩu; Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu thông tin của công dân trong Tờ khai CCCD (trường hợp công dân kê khai trực tuyến thì thu nhận qua thiết bị đọc mã vạch hoặc thiết bị thu nhận thông tin vào hệ thống) với thông tin trong sổ hộ khẩu để xác định chính xác người cần cấp thẻ và thống nhất các nội dung thông tin về công dân.
Trường hợp thông tin có sự thay đổi, chưa khớp với Sổ hộ khẩu và tờ khai thì cần xuất trình các giấy tờ hợp pháp về những thông tin đã thay đổi.Trường hợp đủ điều kiện, thủ tục thì cán bộ cơ quan quản lý CCCD chụp ảnh, thu thập vân tay, đặc điểm nhận dạng của người đến làm thủ tục cấp thẻ CCCD để in trên Phiếu thu nhận thông tin CCCD và thẻ CCCD theo quy định.
Cuối cùng là việc nộp phí làm CCCD gắn chip
3. Về việc làm thẻ BHYT cho con: Bạn có thể mang theo Giấy khai sinh, sổ hộ khẩu của gia đình đến UBND cấp xã để làm thủ tục cấp thẻ BHYT cho con.
Tìm hiểu thêm: Cầm đăng ký xe máy không chính chủ