1. Luật sư tư vấn về tách hộ khẩu
Thông thường, sau bản án ly hôn là quan hệ hôn nhân mặc nhiên chấm dứt, đường ai nấy đi, nhà ai nấy ở. Thực tế, mọi chuyện không phải bao giờ cũng suôn sẻ như vậy. Một trong những rắc rối dễ thấy là vấn đề cắt chuyển hộ khẩu của người không có quyền lưu trú trong căn nhà của người đã không còn là vợ, hoặc chồng của mình nữa. Vợ, chồng muốn tách khẩu thì cần những thủ tục gì? Nếu một bên, vợ không chịu hợp tác để làm thủ tục tách khẩu thì phải làm như thế nào? Để tìm hiểu về vấn đề này, bạn hãy liên hệ tới Luật Minh Gia luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung như sau:
Xem thêm: Thủ tục tách khẩu sau khi ly hôn
+ Thủ tục tách khẩu theo quy định pháp luật;
+ Hồ sơ, giấy tờ cần nộp khi làm thủ tục tách khẩu;
+ Phương án xử lý khi một bên vợ, chồng không hợp tác thực hiện việc tách hộ khẩu;
Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169, ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tình huống mà Luật Minh Gia tư vấn dưới đây:
2. Thủ tục tách khẩu sau khi ly hôn
Câu hỏi: Luật sư cho em hỏi về vấn đề tách nhập hộ khẩu sau khi ly hôn như sau: Em đã ly hôn với chồng và được cấp giấy xác nhận thuận tình ly hôn. Em đã đến công an quận 10 (nơi cư trú) để em tách hổ khẩu về nhà mẹ đẻ. Khi đến công an quận làm giấy tách hộ khẩu thì cơ quan kêu em nộp kèm theo sổ hộ khẩu là giấy xác nhận thuận ly hôn.
Em nộp cho cơ quan công an và em có hỏi là cơ quan giữ luôn không trả lại cho em sao? Cơ quan nói giữ lại. Vậy nếu em kết hôn lần 2 thì em có cần giấy xác nhận ly hôn không? và em phải đến công an quận xin lại giấy xác nhận ly hôn nếu kết hôn lần 2 đúng không ? Xin cảm ơn luật sư.
>> Luật sư tư vấn thắc mắc về thủ tục cư trú liên quan sau ly hôn, gọi: 1900.6169
Trả lời: Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với trường hợp trên chúng tôi tư vấn như sau:
Điều 21 Luật cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định:
“1. Hồ sơ đăng ký thường trú, bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu:
b) Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
c) Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật cư trú)
d) Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp quy định tại Điều 6 Nghị định số 31/2014/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú (sau đây viết gọn là Nghị định số 31/2014/NĐ-CP). Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Đối với chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương..”
Như vậy, hiện nay bạn đã ly hôn thì có thể làm thủ tục chuyển khẩu khỏi nhà chồng để chuyển về nhà mẹ đẻ. Khi làm thủ tục này bạn chỉ cần xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý của chủ hộ cho bạn ở nhờ (gia đình bố mẹ đẻ). Trường hợp này bạn chỉ cần đem sổ hộ khẩu của gia đình chồng đến công an Quận để làm thủ tục mà không cần phải có quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Việc cơ quan công an yêu cầu bạn nộp quyết định công nhận thuận tình ly hôn và lưu giữ lại là trái với quy định của pháp luật.
– Thủ tục kết hôn lần 2:
Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định năm Thủ tục đăng ký kết hôn:
“2. Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này; trực tiếp nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân xã, hồ sơ đăng ký kết hôn gồm các giấy tờ sau đây:
a) Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu quy định; hai bên nam, nữ có thể sử dụng 01 Tờ khai chung;
b) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước láng giềng cấp không quá 6 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ xác nhận công dân nước láng giềng hiện tại là người không có vợ hoặc không có chồng;
c) Bản sao giấy tờ chứng minh nhân thân, chứng minh nơi thường trú ở khu vực biên giới của công dân nước láng giềng.”
Khoản 2 Điều 22 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
“2. Trường hợp người yêu cầu xác nhận tình trạng hôn nhân đã có vợ hoặc chồng nhưng đã ly hôn hoặc người vợ hoặc chồng đã chết thì phải xuất trình hoặc nộp giấy tờ hợp lệ để chứng minh; nếu thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 37 của Nghị định này thì nộp bản sao trích lục hộ tịch tương ứng.”
Vì đã ly hôn một lần nên khi yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân bạn phải xuất trình trích lục bản án/quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án về việc ly hôn để chứng minh. Vì vậy, để xác nhận tình trạng hôn nhân bạn cần phải đến Tòa án nơi đã công nhận thuận tình ly hôn của bạn để xin trích lục quyết định công nhận thuận tình ly hôn đó trong trường hợp bị mất.
>> Tư vấn thắc mắc về luật Cư trú qua tổng đài: 1900.6169
– Thủ tục chuyển khẩu và đăng ký thường trú cho con
Câu hỏi: Xin chào Văn phòng Luật MInh Gia! Em có 1 câu hỏi rất mong Anh, Chị tư vấn giúp em với ạ.Em lấy chồng được 2 năm thì chồng e bị tai nạn giao thông và mất năm 2011. vợ chồng em sinh được 1 cháu (hiện tại đang ở với em). 2 mẹ con em có HKTT tại gđ nhà chồng , Nay em đi thêm bước nữa và đã làm thủ tục đăng ký kết hôn. Cho em hỏi “em muốn chuyển khẩu của 2 mẹ con em từ nhà chồng trước về nhà chồng bây giờ có được không ạ, nếu được thì thủ tục cần làm những gì? Anh chị tư vần giúp em. Em cảm ơn Anh, Chị nhiều ạ!
Đọc thêm: Mẫu đơn ly hôn viết tay 2021
Trả lời: Chào bạn, đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Điều 13 Luật cư trú năm 2006, sửa đổi năm 2013 quy định Nơi cư trú của người chưa thành niên
“1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.”
Như vậy, chị nên thỏa thuận thương lương với gia đình nhà chồng cũ để họ cho mượn hộ khẩu thực hiện việc cắt khẩu và chuyển tới nơi mới. Muốn nhập vào sổ hộ khẩu gia đình nhà chồng mới thì chủ hộ phải đồng ý.
Thủ tục đăng ký nhập khẩu như sau:
– Bước 1: Thủ tục chuyển khẩu tại CA quản lý cư trú nơi con đang có hộ khẩu thường trú
+ Sổ hộ khẩu
+ phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu;
+ giấy chứng minh nhân dân/ giấy khai sinh;
+ CMND của người mẹ;
+ Giấy chứng tử của người chồng
– Bước 2:
+ Bhiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu;
+ Sổ hộ khẩu
+ Giấy CMND/ giấy khai sinh của con
+ Văn bản đồng ý của chủ hộ.
Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
–
– Thủ tục tách khẩu sau ly hôn nếu chồng cũ không đồng ý quy định thế nào?
Câu hỏi: Kính gửi luật sư Luật Minh Gia! Tôi có kết hôn năm 2003, chúng tôi ly hôn năm 2014. Hiện tại hộ khẩu của tôi vẫn đang ở hộ khẩu nhà chồng. Mỗi lần tôi cần sử dụng đến sổ hộ khẩu chồng cũ không đưa cho tôi. Tôi rất khó khăn trong các công việc cần phải sử dụng đến sổ hộ khẩu.
Nay tôi muốn tách sổ hộ khẩu có được không? Hiện tai tôi vẫn đang phải thuê nhà để ở vì vậy tôi có được tách khẩu nhưng vẫn trên địa chỉ cũ của chồng có được không? Nếu chồng cũ gây khó dễ không đưa sổ hộ khẩu cho tôi để tôi làm việc thì chồng cũ có vi phạm Pháp luật không? Nếu anh ấy có vi phạm luật pháp thì tôi phải làm đơn trình báo cho ai? Ở đâu? Kính mong văn phòng luật sư Luật Minh Gia xem xét thư của tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty luật Minh Gia, với vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, về vấn đề tách khẩu
Tại Điều 27 Luật cư trú 2006 quy định về Tách sổ hộ khẩu như sau:
“1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Tham khảo thêm: Làm đơn ly hôn ở đâu
Khoản 3 Điều 25 Luật cư trú quy định:
“Điều 25. Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình
1. Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Trường hợp không có người từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.
Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu.
2. Nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đình được cấp một sổ hộ khẩu.
3. Người không thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều này nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này và được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình thì được nhập chung vào sổ hộ khẩu đó.”
Như vậy, trường hợp bạn có cùng chỗ ở hợp pháp nếu có nhu cầu tách hộ khẩu thì sẽ được tách, và khi làm thủ tục tách hộ khẩu không cần sự đồng ý của chủ hộ.
Hồ sơ xin tách khẩu gồm có:
+ Sổ hộ khẩu;
+ Phiếu báo thay đôỉ hộ khẩu, nhân khẩu.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết:
+ Đối với thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an quận, huyện, thị xã.
+ Đối với tỉnh thì nộp tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an xã, thành phố thuộc tỉnh.
Thứ hai, về việc chuyển hộ khẩu
Điều 28 Luật cư trú quy định về Giấy chuyển hộ khẩu như sau:
“1. Công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu.
2. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:
a) Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
b) Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
3. Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau:
a) Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Trưởng Công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chuyển hộ khẩu cho trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
…
6. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu:
a) Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
…
đ) Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế.”
Bạn có thể tham khảo thêm trình tự chuyển khẩu tại bài viết sau: Hỏi về thủ tục chuyển hộ khẩu
Trên đây là nội dung tư vấn về: Thủ tục tách khẩu sau khi ly hôn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn liên hệ bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.
Trân trọng.
Đọc thêm: Cách viết đơn ly dị như thế nào