logo-dich-vu-luattq

Thủ tục sang tên xe ô tô khác tỉnh

Thủ tục sang tên xe ô tô 2022

Việc sang tên xe ô tô chỉ được thực hiện khi có việc mua bán xe ô tô, người bán xe sẽ tiến hành sang tên cho người mua. Việc sang tên xe ô tô dù chính chủ hay không chính chủ thì vẫn được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Công chứng hợp đồng mua bán xe ô tô

Sau khi bên mua và bên bán đã chuẩn bị xong giấy tờ tùy thân như trên và hai bên đã thống nhất về giá xe và các khoản phí khi mua bán xe, thì hai bên sẽ tiến hành làm công chứng hợp đồng mua bán xe tại bất cứ phòng công chứng nào.

Xem thêm: Thủ tục sang tên xe ô tô khác tỉnh

Xem thêm >> Dowload mẫu hợp đồng mua bán xe ô tô cũ tại đây nếu bạn có nhu cầu mua bán xe

Làm các thủ tục hợp đồng mua bán xe ô tô và soạn thảo hợp đồng mua bán xe ô tô tại phòng công chứng. Sau khi đã có bản thảo thì hai bên ký vào Hợp đồng mua bán xe. Phòng công chứng xác nhận Hợp đồng, đóng dấu và thu phí (phí công chứng dựa trên % giá trị chiếc xe được mua bán). Hợp đồng sẽ được làm thành 3 bản chính, mỗi bên giữ 1 bản. Lúc này, việc mua bán xe coi như đã hoàn tất.

đi làm sang tên xe tại phòng CSGT
Ảnh minh hoạ: Đi làm sang tên xe tại phòng CSGT

Giai đoạn tiếp theo sau khi hai bên đã công chứng hợp đồng mua xe thì lúc này người mua xe cần mang hợp đồng và các giấy tờ xe đến cơ quan thuế trực thuộc địa phương mình để đóng phí trước bạ cho chiếc xe của mình.

Bước 2: Nộp lệ phí trước bạ

Để lấy chứng từ lệ phí trước bạ, bạn mang toàn bộ giấy tờ xe và Giấy mua bán đã được công chứng đến chỗ Chi cục thuế quận, huyện nơi mình đang sinh sống để đóng lệ phí trước bạ. Lệ phí trước bạn phải nộp bằng giá tính lệ phí trước bạ nhân với mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của ô tô.

Tham khảo thêm: Thủ tục tách thửa sang tên

Phí trước bạn thì còn phụ thuộc vào từng loại xe, nếu là xe sang như: BMW 520, Mer E200 hay C200 cũ thì mức phí này cũng là khá cao so vơi xe bình dân. Theo quy định tại điểm d2 Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 20/2019/TT-BTC, Tỷ lệ (%) chất lượng còn lại của tài sản trước bạ (trường hợp của bạn là ô tô) được xác định như sau:

  • Tài sản mới: 100%.
  • Thời gian đã sử dụng trong 1 năm: 90%
  • Thời gian đã sử dụng từ trên 1 đến 3 năm: 70%
  • Thời gian đã sử dụng từ trên 3 đến 6 năm: 50%
  • Thời gian đã sử dụng từ trên 6 đến 10 năm: 30%
  • Thời gian đã sử dụng trên 10 năm: 20%

Đối với tài sản đã qua sử dụng, thời gian đã sử dụng được tính từ năm sản xuất đến năm kê khai lệ phí trước bạ. Mức thu lệ phí trước bạ với xe cũ là 2% và áp dụng thống nhất trên cả nước.

Bước 3: Rút hồ sơ gốc của xe

Trường hợp xe khác tỉnh thì bắt buộc phải rút hồ sơ để sang tên và đổi biển số cho tỉnh mới. Thủ tục rút hồ sơ gốc của xe ô tô được tiến hành theo các bước sau đây:

Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ sau khi được rút
Ảnh minh hoạ: Hồ sơ gốc xe ô tô sau khi được rút ra từ phòng CSGT.

Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 15/2014/TT-BTC, hồ sơ cần chuẩn bị để rút hồ sơ gốc của xe bao gồm: Hai giấy khai sang tên, di chuyển xe (theo mẫu); Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe; Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe (giấy mua bán xe hay còn gọi là hợp đồng mua bán xe oto cũ) được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, bạn cần phải mang theo Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Giấy tờ khác có giá trị tương đương để xuất trình khi tiến hành thủ tục.

Nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 15/2014/TT-BTC, Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ xe ô tô khác tỉnh này là Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Phòng Cảnh sát giao thông).

Nhận lại hồ sơ gốc đã rút

Tham khảo thêm: đăng ký tạm trú tạm vắng online

Sau khi xem xét thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lại cho bạn giấy hẹn. Theo thời gian trên giấy hẹn, bạn đến nhận lại hồ sơ gốc để tiến hành các thủ tục tiếp theo.

Bước 4: Nộp hồ sơ và nhận Giấy chứng nhận đăng ký

Sau khi thực hiện hết tất cả các bước cần thiết để chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, bạn mang tất cả những giấy tờ trên đến cơ quan có thẩm quyền sang tên xe ô tô để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký xe mới. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 15/2014/TT-BTC, Cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục sang tên đổi chủ xe ô tô khác tỉnh này là Phòng Cảnh sát giao thông.

Bên cạnh đó, bạn cần phải xuất trình Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Giấy tờ khác có giá trị tương đương và Sổ hộ khẩu của cả hai bên mua bán ô tô cũ để được xác nhận và tiến hành thủ tục. Sau khi xem xét hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ trả cho bạn giấy hẹn và dựa vào thời gian được ghi trên giấy hẹn, bạn lên lại cơ quan có thẩm quyền để được nhận Giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô mới.

Tại phòng CSGT thì người mua thực hiện các công việc cà số khung, số máy để dán vào tờ khai và nộp cho cơ quan công an, và đợi khoảng 3-5 ngày để lấy đăng ký xe mới. Nếu thuộc dạng chuyển vùng, xe sẽ được cấp ngay biển số mới và được hẹn ngày tới lấy đăng ký xe sau 3 ngày.

Bước 5: Khám xe và làm sổ đăng kiểm mới

Đây là công đoạn cuối cùng để hoàn thiện thủ tục sang tên xe chính chủ chiếc xe cho bạn, tem đăng kiểm, phiếu đăng kiểm và sổ đăng kiểm sẽ mang tên mới và biển số mới.

đi làm đăng kiểm lại xe
Đi làm đăng kiểm lại xe

Nếu người mua và người bán có hộ khẩu thường trú tại cùng tỉnh/ thành phố (xe vẫn giữ nguyên biển số nếu biển đã 5 số) thì người mua có thể sử dụng xe đến hết thời hạn lưu hành ghi trên sổ đăng kiểm và tem kiểm định, khi gần hết hạn thì đi đăng kiểm lại.

Nếu thuộc dạng chuyển từ tỉnh A sang tỉnh B, sau khi đã nhận được đăng ký ô tô mới mang tên mình, người mua đến trạm đăng kiểm đổi sổ đăng kiểm để sổ ghi biển số mới nhé.

Tìm hiểu thêm: Thủ tục tách sổ đỏ thừa kế

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !