Nội dung chính
Được sang tên xe không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu
Trước đây, việc sang tên xe qua nhiều đời chủ thực hiện theo quy định tại Thông tư 15/2014/TT-BCA.
Tuy nhiên, Thông tư 15 quy định việc sang tên xe qua nhiều đời chủ chỉ được cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ giải quyết đến hết 31/12/2014 đối với ô tô và hết ngày 31/12/2016 đối với xe máy.
Xem thêm: Thủ tục sang tên xe máy qua nhiều đời chủ
Từ năm 2015 (với ô tô) và từ 2017 (đối với xe máy) tới nay, việc sang tên xe nếu không có giấy tờ mua bán và tìm được người đứng tên trên đăng ký xe cơ bản không thực hiện được.
Từ ngày 01/8/2020, khi Thông tư 58/2020/TT-BCA thay thế Thông tư 15 năm 2014 của Bộ Công an có hiệu lực, Bộ Công an tiếp tục cho phép người dân tiến hành sang tên xe qua nhiều đời chủ, kể cả khi không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu (mua bán, tặng cho…). Tuy nhiên, chỉ cho phép giải quyết đăng ký, sang tên đến hết ngày 31/12/2021.
Thủ tục sang tên xe qua nhiều đời chủ
Trường hợp sang tên xe trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người đang sử dụng xe đến cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký xe, xuất trình giấy tờ của chủ xe, ghi rõ quá trình mua bán, giao nhận xe hợp pháp, cam kết về nguồn gốc xuất xứ của xe và nộp giấy tờ sau:
– Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe;
– Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng (nếu có);
– Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu số 01);
Tìm hiểu thêm: Thủ tục tách hộ khẩu khi có nhà riêng
– Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định.
Bước 2: Cơ quan quản lý hồ sơ xe giải quyết đăng ký, cấp biển số.
Trường hợp sang tên xe khác tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Bước 1: Nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký xe
Chuẩn bị hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:
– Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe;
– Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng (nếu có).
Người có nhu cầu sang tên xe phải xuất trình giấy tờ của chủ xe. Sau đó, ghi rõ quá trình mua bán, giao nhận xe hợp pháp, cam kết về nguồn gốc xuất xứ của xe.
Cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký xe cấp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe cho người đang sử dụng xe để làm thủ tục đăng ký, cấp biển số tại nơi cư trú.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký xe nơi cư trú
Tìm hiểu thêm: Quy trình làm thủ tục nghỉ hưu
Người đang sử dụng xe đến cơ quan đăng ký xe nơi cư trú, xuất trình giấy tờ của chủ xe và nộp giấy tờ sau:
– Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu số 01);
– Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định;
– Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe.
Bước 3: Cơ quan quản lý hồ sơ xe giải quyết đăng ký, cấp biển số.
Lưu ý:
– Trường hợp người đang sử dụng xe có giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý hồ sơ xe giải quyết đăng ký, cấp biển số (đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh và mô tô cùng điểm đăng ký xe) hoặc cấp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe cho người đang sử dụng xe;
– Trường hợp người đang sử dụng xe không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe: Cơ quan quản lý hồ sơ xe cấp giấy hẹn có giá trị được sử dụng xe trong thời gian 30 ngày; gửi thông báo cho người đứng tên trong đăng ký xe, niêm yết công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông và tại trụ sở cơ quan; tra cứu tàng thư xe mất cắp và dữ liệu đăng ký xe ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ sang tên.
Sau 30 ngày nếu không tranh chấp, khiếu kiện, cơ quan quản lý hồ sơ xe phải giải quyết đăng ký, cấp biển số (đối với ô tô sang tên trong cùng tỉnh và mô tô cùng điểm đăng ký xe) hoặc cấp Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe cho người đang sử dụng xe.
>> Sinh viên ngoại tỉnh không được đăng ký xe biển Hà Nội, TP. HCM từ 01/8
Đọc thêm: đăng ký thi bằng lái xe