logo-dich-vu-luattq

Thủ tục niêm yết di sản thừa kế

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư, mẹ tôi đã mất có để lại thửa đất cho các con nhưng không để lại di chúc. tôi đang muốn làm thủ tục chuyển quyền thừa kế di sản cho các anh chị em là con của mẹ tôi. Nhưng thửa đất lại nằm khác địa bàn mẹ tôi cư trú. Luật sư cho tôi hỏi khi làm công chứng thừa kế có cần phải niêm yết cả hai nơi không? Ngoài tiền thù lao cho công chứng theo quy định tôi có phải trả tiền lệ phí niêm yết không? Nếu có là bao nhiêu? Xin cám ơn luật sư tư vấn giúp.

Xem thêm: Thủ tục niêm yết di sản thừa kế

Luật sư tư vấn:

1. Các khái niệm về thừa kế

– Người thừa kế được quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự năm 2015, theo đó được xác định là cá nhân còn sống tại thời điểm mở thừa kế hoặc được sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã được thành thai trước thời điểm người để lại di sản chết. Nếu người thừa kế theo di chúc mà không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

– Di sản để lại khi thừa kế bao gồm những tài sản riêng và phần tài sản của người chết nằm trong khối tài sản chung với người khác.

– Thời điểm mở thừa kế được xác định là thời điểm mà người có tài sản chết. Đối với trường hợp một người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định đủ điều kiện để Tòa án tuyên bố theo quy định tại khoản 1 Điều 71 Bộ luật Dân sự năm 2015.

– Địa điểm mở thừa kế được xác định là nơi cư trú (bao gồm nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú) cuối cùng của người để lại di sản trước khi chết. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của họ thì địa điểm mở thừa kế sẽ là nơi mà có toàn bộ di sản hoặc là nơi có phần lớn di sản của người dựa trên căn cứ tại khoản 2 Điều 611 Bộ luật dân sự 2015.

2. Niêm yết văn bản phân chia di sản thừa kế

Việc niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế và văn bản thỏa thuận phân chia di sản được quy định cụ thể tại Điều 57, Điều 58 Luật Công chứng năm 2014 và Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP như sau:

2.1. Thời hạn niêm yết

Sau khi tổ chức hành nghề công chứng thụ lý hồ sơ thì việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải sẽ được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết.

2.2. Địa điểm niêm yết

+ Việc niêm yết được tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không có căn cứ xác định được nơi thường trú cuối cùng thì tiến hành niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.

Xem thêm: Quy định về thời gian và địa điểm phát hành hồ sơ mời thầu

+ Nếu di sản để lại bao gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản để lại chỉ có bất động sản thì việc niêm yết văn bản sẽ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản theo quy định nêu trên đồng thời cũng thực hiện việc niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.

+ Nếu di sản để lại chỉ bao gồm động sản hoặc trường hợp nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng lúc này tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản tiến hành thực hiện việc niêm yết.

2.3. Nội dung niêm yết

Khi niêm yết, cơ quan có thẩm quyền nêu trên cần phải nêu rõ các thông tin sau trong văn bản niêm yết:

+ Họ và tên của người để lại di sản;

+ Họ và tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc họ và tên của những người khai nhận di sản thừa kế;

+ Mối quan hệ giữa người để lại di sản thừa kế và những người thỏa thuận phân chia hoặc những người khai nhận di sản thừa kế;

Tham khảo thêm: Thủ tục bấm biển số xe máy

+ Liệt kê danh mục các di sản thừa kế;

Trường hợp có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót người thừa kế; bỏ sót hoặc có hành vi giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; trường hợp di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của người để lại di sản thừa kế thì việc khiếu nại, tố cáo đó phải được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.

Xem thêm: Chia di sản thừa kế theo quy định Bộ luật dân sự 2015

– Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết văn bản có trách nhiệm thực hiện việc xác nhận việc niêm yết và trách nhiệm bảo quản việc niêm yết đó trong thời hạn niêm yết.

Như vậy, đối chiếu quy định trên vào trường hợp của bạn thì việc niêm yết yết văn bản thỏa thuận hoặc khai nhận di sản thừa kế phải được niêm yết tại Ủy ban nhân dân xã nơi mẹ bạn thường trú và tại Ủy ban nhân dân xã nơi có bất động sản. Việc niêm yết phải được thực hiện trong 15 ngày tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

dia-diem-niem-yet-van-ban-phan-chia-di-san-thua-ke

Luật sư tư vấn pháp luật về địa điểm niêm yết văn bản thừa kế: 1900.6568

3. Các quy định về việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

– Người có quyền yêu cầu: là những người thừa kế theo pháp luật hoặc những người thừa kế theo di chúc mà trong nội dung của di chúc không xác định rõ tỉ lệ, phần di sản được hưởng riêng của từng người thì những người đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

– Nội dung văn bản: những người được hưởng di sản có thể tặng lại một phần hoặc toàn bộ di sản mà mình được hưởng cho những người thừa kế khác.

– Giá trị pháp lý:

Xem thêm: Điều kiện và cách thức tham gia niêm yết trên sàn chứng khoán

Văn bản thỏa thuận phân chia di sản mà đã được tổ chức hành nghề công chứng thực hiện việc công chứng được xác định là một trong những căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

– Hồ sơ yêu cầu công chứng:

+ Giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản nếu di sản để lại là quyền sử dụng đất hoặc các tài sản khác mà pháp luật quy định buộc phải đăng ký quyền sở hữu.

+ Bản sao di chúc nếu thuộc trường hợp thừa kế theo di chúc.

+ Các giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ giữa người được hưởng di sản và người để lại di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế nếu trường hợp thừa kế theo pháp luật.

Tìm hiểu thêm: Thủ tục tăng vốn điều lệ công ty cổ phần

– Thủ tục công chứng:

+ Người yêu cầu công chứng chuẩn bị hồ sơ và nộp tại tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền.

+ Công chứng viên kiểm tra hồ sơ:

Xem thêm: Quy định về thủ tục thực hiện từ chối nhận di sản thừa kế

Trường hợp này công chứng viên phải kiểm tra xem để xác định người để lại di sản có đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản hay không. Kiểm tra những người yêu cầu công chứng có đúng là người được hưởng di sản hay không.

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa rõ hoặc công chứng viên có căn cứ cho rằng việc hưởng di sản và để lại di sản là không đúng theo quy định của pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc tiến hành xác minh, giám định theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên.

Nếu hồ sơ hợp lệ thì công chứng viên thụ lý hồ sơ.

+ Niêm yết:

Tổ chức hành nghề công chứng cơ quan có trách nhiệm thực hiện việc niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng văn bản.

+ Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản nếu hết thời hạn niêm yết mà không có bất cứ khiếu nại, tố cáo nào về việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

– Phí công chứng:

Khi công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế, văn bản phân chia di sản thừa kế bạn phải nộp phí công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế dựa trên quy định tại Thông tư 257/2016/TT-BTC hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng. Theo đó, công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản được tính dựa trên giá trị của di sản để lại (điểm a khoản 2 Điều 2 Thông tư 257/2016/TT-BTC). Hiện nay không có quy định cụ thể về phí niêm yết văn bản thừa kế.

Xem thêm: Quy định về mở địa điểm kinh doanh

Ngoài ra, bạn phải trả thù lao công chứng theo Điều 67 Luật công chứng 2014 (nếu có). Theo đó, người yêu cầu công chứng phải trả thù lao khi yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các công việc như: soạn thảo văn bản, đánh máy, sao chụp, dịch giấy tờ, văn bản và các việc khác liên quan đến việc công chứng. Tổ chức hành nghề công chứng sẽ xác định mức thù lao đối với từng loại việc và người yêu cầu công chứng nộp thù lao theo quy định này.

Đối với trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị thực hiện việc giám định, xác minh hoặc thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng thì người yêu cầu công chứng phải trả chi phí để thực hiện việc đó, mức chi phí sẽ dựa trên sự thỏa thuận giữa người yêu cầu công chứng và tổ chức hành nghề công chứng. Nghiêm cấm việc tổ chức hành nghề công chứng thu chi phí cao hơn mức chi phí đã thỏa thuận.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Ban Biên tập – Công ty Luật Dương Gia về nội dung địa điểm niêm yết văn bản phân chia dia sản thừa kế, nếu có vướng mắc vui lòng liên hệ để được hỗ trợ.

Xin chân thành cảm ơn!

Đọc thêm: Trường hợp nào không phải đăng ký tạm trú

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !