“Nhượng quyền thương hiệu” hay “nhượng quyền thương mại” (franchise) hiện nay không còn là một thuật ngữ xa lạ. Mô hình kinh doanh này cũng ngày càng được phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau. Để tìm hiểu sâu hơn về những quy định của pháp luật về Nhượng quyền thương hiệu cũng như những thủ tục chuyển nhượng quyền thương hiệu, hãy cùng Luật sư sở hữu trí tuệ đọc bài viết dưới đây.
Nhượng quyền thương hiệu ngày càng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam
Xem thêm: Thủ tục mua bán thương hiệu
>> Xem thêm: Hướng Dẫn Chuyển Nhượng Quyền Sở Hữu Công Nghiệp
Nội dung chính
Nhượng quyền thương hiệu là gì?
Định nghĩa
Nhượng quyền thương hiệu được hiểu là hình thức kinh doanh mà một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó được sử dụng thương hiệu, tên của sản phẩm, dịch vụ để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định với khoản phí hay phần trăm lợi nhuận, doanh thu theo thỏa thuận.
Các hình thức nhượng quyền thương hiệu
- Nhượng quyền thương mại theo khu vực lãnh thổ:
- Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam: Là hình thức mà chủ thương hiệu là các thương hiệu nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Ví dụ: Pizza Hut, Burger King,..
- Nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài: Là hình thức mà các thương hiệu Việt Nam đầu tư ra nước ngoài bằng cách nhượng quyền. Ví dụ: Trung Nguyên, Phở 24,…
- Nhượng quyền trong nước: Các thương hiệu Việt Nam nhượng quyền cho các thương nhân trong Việt Nam
- Nhượng quyền thương mại theo tiêu chí kinh doanh:
- Nhượng quyền phân phối sản phẩm: Bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được phân phối sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền trong phạm vi và thời gian nhất định.
- Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh: Bên nhượng quyền không chỉ cho phép bên nhận nhượng quyền được phép phân phối sản phẩm, dịch vụ của họ mà còn được chuyển giao cách điều hành, kỹ thuật kinh doanh và hỗ trợ các yêu cầu, kỹ năng cơ bản.
Nhượng quyền thương mại theo khu vực lãnh thổ là hình thức phổ biến tại Việt Nam
- Nhượng quyền thương mại theo mục tiêu phát triển của hoạt động kinh doanh:
- Franchise độc quyền: Bên nhượng quyền chọn và chỉ định một số đối tác nhất định tại quốc gia. Bên nhận nhượng quyền được quyền mở thêm cửa hàng hay bán franchise lại cho bất kỳ cá nhân, công ty nào trong phạm vi khu vực mà họ kiểm soát được.
- Franchise vùng: Bên nhận nhượng quyền sẽ nhận nhượng quyền từ chính chủ thương hiệu hoặc từ người mua master franchise để bán lại cho những franchise nhỏ lẻ trong vùng kèm theo những điều kiện với bên nhượng quyền.
- Franchise phát triển khu vực: Bên nhận nhượng quyền sẽ độc quyền về thương hiệu trong một phạm vi và một thời hạn nhất định cụ thể. Nhưng không được quyền bán lại franchise cho bất kỳ ai
- Franchise riêng lẻ: Bên nhượng quyền sẽ làm việc và kiểm tra được với từng bên nhận nhượng quyền
Điều kiện nhượng quyền thương hiệu
Theo quy định tại Điều 5, 6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP thì để hoạt động nhượng quyền thương mại thì cần đáp ứng điều kiện sau:
Tìm hiểu thêm: Thủ tục thành lập nhóm trẻ tư thục
Thứ nhất, về bên nhượng quyền:
- Hệ thống kinh doanh dự định nhượng quyền phải hoạt động ít nhất 01 năm.
- Nếu thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài thì bên nhận quyền sơ cấp phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
- Đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại
- Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh thuộc đối tượng của quyền thương mại không vi phạm quy định của pháp luật
Thứ hai, về bên nhận quyền:
- Phải là thương nhân
- Có đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại.
>> Xem thêm: Điều kiện cần có khi tiến hành nhượng quyền thương mại
Nội dung chính của hợp đồng nhượng quyền thương hiệu
Dưới đây là một số nội dung cần có trong hợp đồng:
- Thông tin các bên liên quan. Thông tin bên nhượng quyền và bên được nhượng quyền phải đầy đủ và chính xác. Khi ký hợp đồng nhượng quyền phải xét xem bên kia là công ty hay cá nhân:
- Trường hợp là công ty: Cần thông tin tên công ty, mã số thuế, địa chỉ, người đại diện, thông tin liên hệ…
- Trường hợp là cá nhân: Cần thông tin về tên, tuổi, số Chứn minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ và thông tin liên hệ…
- Vấn đề quan trọng nhất đó là các điều khoản cụ thể về nhượng quyền:
- Chi phí sử dụng thương hiệu
- Thời gian sử dụng, thanh toán, đợt thanh toán, phương thức thanh toán
- Các hỗ trợ hai bên cam kết
- Các điều cấm
- Phạm vi nhượng quyền
- Quyền và trách nhiệm
- Phạt vi phạm hợp đồng
- Quy trình giải quyết tranh chấp nếu phát sinh
- Điều khoản gia hạn hợp đồng
Các điều khoản cụ thể về nhượng quyền là nội dung quan trọng trong hợp đồng
- Chủ thể ký kết hợp đồng: Chủ thể ký hợp đồng cần phải đúng, việc ký, đóng dấu của những pháp nhân, cá nhân phải là người có tư cách giao dịch. Trong trường hợp hợp đồng thành nhiều trang thì cần đóng dấu giáp lai để xác nhận nội dung thống nhất.
>> Xem thêm: Nghĩa vụ cung cấp thông tin trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại
Thủ tục chuyển nhượng quyền thương hiệu
Chuẩn bị hồ sơ
Đọc thêm: Thủ tục cắt khẩu chuyển khẩu
Hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ công thương hướng dẫn.
- Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại theo mẫu do Bộ công thương quy định.
- Tư cách pháp lý của bên dự kiến nhượng quyền thương mại;
- Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ.
Đơn đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại được làm theo mẫu do Bộ công thương hướng dẫn
Trình tự thủ tục
Thủ tục chuyển nhượng quyền thương hiệu được thực hiện theo quy định tại Điều 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP:
- Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại đến Bộ Công thương.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo bằng văn bản cho thương nhân về việc đăng ký đó.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản thông báo để Bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
- Các thời hạn nêu tại khoản này không kể thời gian Bên dự kiến nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
- Sau khi hết thời hạn quy định tại khoản này mà cơ quan Nhà nước có thẩm quyền từ chối việc đăng ký thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên dự kiến nhượng quyền và nêu rõ lý do.
>> Xem thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Trên đây là bài viết Hướng dẫn thủ tục chuyển nhượng quyền thương hiệu, nếu quý bạn đọc có gì thắc mắc về nội dung quyền sở hữu trí tuệ hoặc muốn tìm kiếm vấn đề pháp lý liên quan khác, xin vui lòng liên hệ qua hotline: 1900.63.63.87 để được Luật Sư Sở Hữu Trí Tuệ chúng tôi hỗ trợ Tư vấn Luật Sở hữu trí tuệ.
Scores: 5 (62 votes)
Đọc thêm: Thủ tục nhập hộ khẩu vào nhà người thân