Trường hợp nào bị tạm giữ xe khi vi phạm?
Căn cứ Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, việc tạm giữ phương tiện chỉ được áp dụng trong trường hợp thật sự cần thiết sau đây:
1- Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt;
Xem thêm: Thủ tục lấy xe bị tạm giữ
2- Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
3- Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt với hình thức phạt tiền cho đến khi cá nhân, tổ chức vi phạm nộp phạt xong.
Khi tạm giữ phương tiện, bắt buộc phải lập biên bản. Trong đó phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của phương tiện bị tạm giữ, phải có chữ kỹ của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm…
Đồng thời, khi phương tiện bị tạm giữ, chủ phương tiện phải trả chi phí lưu kho, phí bến bãi, phí bảo quản phương tiện… trong thời gian phương tiện bị tạm giữ.
Đọc thêm: Thủ tục chia tách quyền sử dụng đất
Xem thêm: Những lỗi vi phạm bị tạm giữ xe theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP
Thủ tục nhận lại xe bị tạm giữ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 47/2014/TT-BCA thì trình tự và thủ tục trả lại phương tiện bị tạm giữ như sau:
– Việc trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải có quyết định trả lại bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.
– Khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, người được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện tiến hành các thủ tục sau:
+ Kiểm tra quyết định trả lại; kiểm tra Chứng minh nhân dân và giấy tờ khác có liên quan của người đến nhận.
Người đến nhận lại tang vật, phương tiện phải là người vi phạm có tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Tìm hiểu thêm: Trình tự thủ tục thu hồi đất
Nếu những người nêu trên ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật, phương tiện thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật.
+ Yêu cầu người đến nhận lại tang vật, phương tiện đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về tên, số lượng, đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, ký hiệu, xuất xứ, năm sản xuất, số máy, số khung, dung tích (nếu có), tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của cán bộ quản lý.
+ Lập biên bản trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.
Thời gian tạm giữ phương tiện là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ, vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh có thể kéo dài thời hạn tạm giữ nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Do đó sau khi hết thời gian tạm giữ phương tiện, người vi phạm đến địa điểm theo như thông tin ghi trên quyết định tạm giữ phương tiện để nhận lại phương tiện.
Khi đi cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ gồm: Quyết định trả lại phương tiện, Chứng minh nhân dân (Căn cước công dân), giấy tờ xe. Nếu không có chứng minh nhân dân thì bạn phải có giấy tờ khác chứng minh nhân thân như xác nhận nhân thân của công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú; thẻ Đảng viên…
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192 để được hỗ trợ.
>> Quá hạn tạm giữ, không đến nhận xe có sao không?
Tìm hiểu thêm: Thủ tục tách hộ khẩu – Hồ sơ, trình tự thực hiện mới nhất 2021