logo-dich-vu-luattq

Thủ tục hủy giấy phép đăng ký kinh doanh

Vì nhiều lý do khác nhau, việc hoạt động kinh doanh không còn đạt hiệu quả như mong muốn, các doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh có mong muốn ngừng kinh doanh và hủy giấy phép kinh doanh.

Để hủy giấy phép kinh doanh cần thực hiện nhiều thủ tục với các cơ quan khác nhau. Vậy trình tự thực hiện như thế nào?

Xem thêm: Thủ tục hủy giấy phép đăng ký kinh doanh

Hủy giấy phép, chứng nhận đăng ký kinh doanh
Hủy giấy phép, chứng nhận đăng ký kinh doanh

1. Cơ sở pháp lý:

  • Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP Nghị định về Đăng ký doanh nghiệp ngày 04 tháng 01 năm 2021;
  • Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT ngày 08/01/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư 95/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 06 năm 2016 hướng dẫn về đăng ký Thuế;
  • Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018.

2. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:

  • Đối với các doanh nghiệp: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; Cơ quan thuế trực tiếp quản lý; Tổng cục Hải quan.
  • Đối với hộ kinh doanh: Ủy ban nhân cấp huyện nơi thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

3. Trình tự thủ tục:

3.1. Chấm dứt hoạt động đối với doanh nghiệp

Thủ tục tại Tổng cục Hải quan

Doanh nghiệp thực hiện thủ tục xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu tại Tổng cục Hải quan nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn xin xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu theo mẫu;
  • Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ tương đương.

Trường hợp doanh nghiệp còn nợ thuế xuất nhập khẩu, thì phải hoàn thành nghĩa vụ thuế theo quy định.

Thủ tục tại Cơ quan thuế quản lý trực tiếp

Các nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế:

  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn;
  • Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định;
  • Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị trực thuộc thì toàn bộ các đơn vị trực thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.

Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo mẫu;
  • Quyết định giải thể (của chủ doanh nghiệp tư nhân đối với doanh nghiệp tư nhân, của chủ sở hữu và Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với Công ty Cổ phần);
  • Biên bản họp của Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông về việc giải thể doanh nghiệp;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc các giấy tờ tương đương;
  • Xác nhận không nợ thuế xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan.

Thủ tục tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính

Bước 1: Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh (nếu có) của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Đọc thêm: Cách đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh

Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định giải thể, doanh nghiệp gửi thông báo về việc giải thể đến Phòng Đăng ký kinh doanh.

Kèm theo thông báo phải có: Quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc giải thể doanh nghiệp.

Bước 3: Sau khi nhận được hồ sơ giải thể của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc doanh nghiệp đăng ký giải thể cho cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế gửi ý kiến về việc giải thể của doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh.

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể nếu không nhận được ý kiến từ chối của cơ quan thuế, đồng thời ra Thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.

Lưu ý: Đối với doanh nghiệp sử dụng con dấu do cơ quan công an cấp, doanh nghiệp có trách nhiệm trả con dấu, Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu cho cơ quan công an để được cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.

Thời hạn giải quyết: 180 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 4: Công bố về việc giải thể doanh nghiệp trên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3.2. Chấm dứt hoạt động đối với hộ kinh doanh

Thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp

Các nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế:

  • Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn nếu hộ gia đình có sử dụng hoá đơn;
  • Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định.

Trình tự thực hiện:

Người nộp thuế có trách nhiệm gửi hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hoạt động đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp để làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Đọc thêm: đăng ký điện kinh doanh có lợi ích gì

Hồ sơ bao gồm:

  • Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo mẫu;
  • Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế (bản gốc); hoặc công văn giải trình mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế;

Tham khảo hồ sơ hủy hoặc đăng ký kinh doanh dịch vụ bảo vệ tại đây.

2.2. Thủ tục tại cơ quan đăng ký kinh doanh

Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải gửi Thông báo về việc chấm dứt hoạt động và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký.

4. Một số câu hỏi thường gặp về việc hủy giấy phép, chứng nhận đăng ký kinh doanh

Thời gian hoàn thành việc hủy giấy phép, chứng nhận đăng ký kinh doanh là bao lâu?

Thời hạn giải quyết việc hủy giấy phép, chứng nhận đăng ký kinh doanh từ 07- 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được hồ sơ hợp lệ.

Chi phí khi sử dụng dịch vụ hủy giấy phép, chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty Luật ACC?

Công ty Luật ACC cung cấp dịch vụ hủy giấy phép, chứng nhận đăng ký kinh doanh với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng, chính xác nhất và tiết kiệm thời gian công sức nhất.

Cơ quan nào có thẩm quyền hủy giấy phép, chứng nhận đăng ký kinh doanh

  • Đối với các doanh nghiệp: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; Cơ quan thuế trực tiếp quản lý; Tổng cục Hải quan.
  • Đối với hộ kinh doanh: Ủy ban nhân cấp huyện nơi thực hiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi làm thủ tục hủy giấy phép kinh doanh của hộ kinh doanh là gì?

Khi hộ kinh doanh muốn chấm dứt hoạt động phải làm thông báo chấm dứt hoạt động gửi lên cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cùng với bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và văn bản xác nhận không nợ thuế. Đồng thời, thanh toán các nghĩa vụ tài chính, các khoản nợ.

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến Hủy giấy phép, chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của Quý Khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn!

Tư vấn qua điện thoại: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến hotline qua số điện thoại 1900.3330 để được tư vấn.

Tư vấn qua văn bản: Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử info@dichvuluattoanquoc.com được được tư vấn.

Tìm hiểu thêm: Thủ Tục Đăng Ký Điện Kinh Doanh

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !