Qua bài viết này, Anpha sẽ hướng dẫn chi tiết hồ sơ, cách đăng ký bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh qua mạng – trực tiếp theo Luật Doanh nghiệp 2020.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh 2019
Nội dung chính
Lưu ý trước khi đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh
Theo kinh nghiệm của Anpha, khá nhiều doanh nghiệp đăng ký thiếu mã ngành khi làm thủ tục thành lập, do vậy chưa đủ điều kiện để hoạt động ngành nghề đó. Một số khác thì điều chỉnh định hướng, chiến lược kinh doanh trong quá trình hoạt động nhưng lại chậm điều chỉnh hoặc không điều chỉnh, bổ sung ngành nghề dẫn đến bị xử phạt hành chính. Vậy nên, bạn cần nắm rõ các điểm lưu ý và điều kiện dưới đây khi cần thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh.
➤ 3 điểm cần lưu ý khi doanh nghiệp tiến hành đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề
Trước khi làm thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh, bạn cần lưu ý:
- Trong vòng 10 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp có quyết định bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh thì phải tiến hành làm thủ tục bổ sung ngành nghề;
- Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg, doanh nghiệp khi đăng ký ngành nghề kinh doanh phải đăng ký theo mã ngành nghề cấp 4 nằm trong Hệ thống mã ngành kinh tế mới;
- Đối với doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký trước ngày 20/08/2018, khi tiến hành thay đổi, bổ sung ngành nghề thì bắt buộc phải cập nhật theo mã ngành kinh tế mới (nếu trong danh sách ngành nghề kinh doanh hiện hữu có mã ngành cần điều chỉnh).
➤ 5 điều kiện đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh
Ngoài 3 lưu ý trên, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau để có thể thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh:
- Đăng ký bổ sung mã ngành nghề phải nằm trong Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam. Trường hợp ngành nghề không nằm trong Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam thì phải được quy định cụ thể tại văn bản khác.
- Ngành nghề kinh doanh bổ sung không được nằm trong nhóm 7 ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh;
- Nếu ngành nghề đăng ký thuộc danh mục 277 mã ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần đảm bảo đáp ứng được các điều kiện quy định về ngành nghề đó;
- Ngành nghề kinh doanh đăng ký bổ sung không trùng với ngành nghề đã đăng ký. Trường hợp muốn bổ sung nội dung chi tiết ngành nghề thì phải giảm mã ngành cũ, sau đó thêm mã ngành nghề kinh doanh mới;
- Doanh nghiệp khi thành lập chưa đăng ký số điện thoại/email/fax, khi thực hiện thủ tục thay đổi, thêm/giảm mã ngành nghề kinh doanh thì phải kèm theo việc bổ sung thông tin liên hệ công ty.
Xem thêm: Quy định đăng ký mã ngành khi thành lập công ty.
Hồ sơ, thủ tục đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh
Thủ tục thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh được hiểu là thủ tục thay đổi nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, quy trình đăng ký thay đổi ngành nghề kinh doanh được tiến hành giống như đối với thủ tục thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:
➤ Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh
Tham khảo thêm: đăng ký kinh doanh tiếng anh là gì
Xem thêm: Thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh trực tiếp & qua mạng.
➤ Bước 2. Cách đăng ký thay đổi, thêm/bớt ngành nghề kinh doanh
Để đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề, bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp qua mạng, chi tiết được hướng dẫn dưới đây:
- Đăng ký trực tiếp: Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở KH&ĐT (nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính)
- Đăng ký thay đổi, thêm ngành nghề kinh doanh qua mạng: Bạn có thể thực hiện theo 1 trong 2 cách sau:
>> Cách 1: Sử dụng chữ ký số điện tử (token) để đăng ký;
>> Cách 2: Đăng ký tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
➤ Bước 3. Nhận kết quả (thời hạn giải quyết)
- Trường hợp đăng ký thay đổi, bổ sung hồ sơ trực tiếp
>> Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, ngành nghề có điều kiện, cập nhật thông tin ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
>> Trong thời hạn từ 3 – 5 ngày, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp giấy xác nhận về việc thay đổi ngành nghề kinh doanh hoặc gửi thông báo yêu cầu điều chỉnh, bổ sung (nếu hồ sơ chưa hợp lệ).
- Trường hợp đăng ký thay đổi, thêm ngành nghề kinh doanh qua mạng
>> Nhận giấy biên nhận hồ sơ đăng ký qua mạng, sau khi điền hồ sơ đầy đủ, hợp lệ;
>> Trong thời hạn từ 3 – 5 ngày, Phòng Đăng ký kinh doanh thẩm định hồ sơ, cấp giấy xác nhận hoặc gửi thông báo yêu cầu điều chỉnh, bổ sung (nếu hồ sơ chưa hợp lệ);
Đọc thêm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể
>> Sau khi đăng ký qua mạng, bạn cần nộp giấy biên nhận và hồ sơ bản cứng tại Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận giấy xác nhận ngành nghề kinh doanh mới.
Lưu ý:
Để hoàn thành thủ tục thay đổi, bổ sung mã ngành nghề kinh doanh, bạn cần nộp 2 khoản lệ phí cho nhà nước, bao gồm:
- Lệ phí nộp hồ sơ & cấp giấy xác nhận tại Sở KH&ĐT – 200.000 đồng;
- Lệ phí công bố tại Cổng thông tin quốc gia – 300.000 đồng.
Liên hệ Anpha hoặc tham khảo dịch vụ bổ sung, thay đổi ngành nghề kinh doanh để được tư vấn miễn phí, hoàn thành nhanh chóng và chính xác thủ tục bổ sung ngành nghề kinh doanh.
GỌI NGAY
3 cách tra cứu thông tin mã ngành nghề kinh doanh Việt Nam
Sau khi hoàn thành thủ tục điều chỉnh ngành nghề kinh doanh, bạn không phải làm thủ tục thông báo thuế, mọi thông tin ngành nghề thay đổi sẽ được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đối với ngành nghề có điều kiện yêu cầu giấy phép con như: dịch vụ lữ hành, khách sạn… thì ngay sau khi hoàn thành thủ tục bổ sung ngành nghề cần phải làm thêm thủ tục xin cấp giấy phép con để được hoạt động ngành nghề đó.
Để tra cứu thông tin mã ngành nghề kinh doanh, bạn thực hiện theo 1 trong 3 cách dưới đây:
- Cách 1: Tra cứu trực tiếp tại phụ lục được quy định trong Quyết định 27/2018/QĐ-TTg;
- Cách 2: Tra cứu thủ công qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
- Cách 3: Tra mã ngành nghề online tại tra cứu mã ngành nghề kinh doanh.
Các câu hỏi thường gặp khi đăng ký thay đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh
Gọi cho chúng tôi theo số 0967 370 488 (TP. HCM) hoặc 0967 370 488 (Hà Nội) để được hỗ trợ.
Tham khảo thêm: Mẫu xin đóng mã số thuế hộ kinh doanh