logo-dich-vu-luattq

Thủ tục cắt khẩu chuyển khẩu

Thủ tục cắt khẩu là gì? Thủ tục này được thực hiện tại đâu? Thực hiện như thế nào?… Chúng tôi nhận được nhiều thủ tục liên quan đến cắt khẩu trong thời gian vừa qua. Để phần nào tháo gỡ các vướng mắc về cắt khẩu cho Quý vị, chúng tôi thực hiện bài viết này. Mời Quý vị theo dõi nội dung bài viết dưới đây:

Cắt khẩu là gì?

Cắt khẩu không phải thuật ngữ pháp lý, là cách gọi phổ biến của nhiều người về việc chuyển hộ khẩu từ nơi này sang nơi khác dẫn đến việc không còn hộ khẩu ở nơi cũ nữa. Do đó, dưới góc độ pháp lý, có thể hiểu cắt khẩu là chuyển nơi đăng ký thường trú.

Xem thêm: Thủ tục cắt khẩu chuyển khẩu

Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ tới Quý độc giả thủ tục cắt khẩu dưới góc độ thủ tục chuyển khẩu theo quy định pháp luật cư trú hiện hành.

Hồ sơ để cắt khẩu gồm những gì?

Từ 1/7/2021, Luật Cư trú năm 2020 có hiệu lực, theo đó, khi chuyển khẩu không cần xin giấy chuyển khẩu, chỉ cần làm thủ tục đăng ký thường trú để cập nhật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú. Trong các trường hợp khác nhau, hồ sơ đòi hỏi những thành phần khác nhau:

1/ Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người đăng ký tại chỗ ở thuộc sở hữu hợp pháp của mình gồm:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp.

2/ Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người về ở với người thân quy định tại khoản 2 Điều 20 của Luật cư trú bao gồm:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 của Luật cư trú.

Tìm hiểu thêm: Cách Đăng Ký Thi Bằng Lái Xe Máy Nhanh Chóng Như Thế Nào?

3/ Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật cư trú bao gồm:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

– Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định.

4/ Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 20 của Luật cư trú bao gồm:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người quy định tại điểm c khoản 4 Điều 20 của Luật cư trú thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh là nhà tu hành, chức sắc, chức việc hoặc người khác hoạt động tôn giáo và được hoạt động tại cơ sở tôn giáo đó theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đối với người quy định tại điểm a khoản 4 Điều 20 của Luật cư trú; giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đại diện cơ sở tín ngưỡng đối với người quy định tại điểm b khoản 4 Điều 20 của Luật cư trú;

– Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở;

5/ Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại điểm d khoản 4 Điều 20 của Luật cư trú bao gồm:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng hay người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

– Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc người đăng ký thường trú thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật cư trú và việc trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở.

6/ Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 5 Điều 20 của Luật cư trú bao gồm:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người được cá nhân, hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

Đọc thêm: Thủ tục sang tên sổ đỏ khi bố mẹ mất

– Văn bản đề nghị của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội đối với người được cơ sở trợ giúp xã hội nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp;

– Giấy tờ, tài liệu xác nhận về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp.

7/ Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 6 Điều 20 của Luật cư trú bao gồm:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký thường trú không phải là chủ phương tiện thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ phương tiện hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

– Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện hoặc văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở đối với phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm;

– Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về địa điểm phương tiện đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.

Trường hợp người đăng ký thường trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai thay đổi thông tin cư trú phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.

Trường hợp người đăng ký thường trú là người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn quốc tịch Việt Nam thì trong hồ sơ đăng ký thường trú phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng; trường hợp không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng thì phải có giấy tờ, tài liệu khác chứng minh có quốc tịch Việt Nam và văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh của Bộ Công an.

Nộp hồ sơ cắt khẩu ở đâu?

Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú – cơ quan công an an, phường, thị trấn nơi muốn đăng ký thường trú.

Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lệ phí cắt khẩu

Lệ phí cắt khẩu được quy định dựa trên điều kiện thực tế của từng địa phương nhưng phải đảm bảo sự phù hợp, đúng nguyên tắc.

Trên đây là tòn bộ nội dung của bài viết có liên quan đến vấn đề về thủ tục cắt khẩu.

Trong trường hợp quý vị và các bạn còn có những thắc mắc hay cần tư vấn, hỗ thêm về những nội dung khác có liên quan, xin vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 6557 của chúng tôi để được giải đáp trực tiếp.

Tìm hiểu thêm: Thủ tục sang tên đổi chủ xe máy khác tỉnh

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !