Thủ tục cấp lại thẻ BHYTthực hiện như thế nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi không may làm mất thẻ. Thẻ BHYT là căn cứ quan trọng để người dân tham gia khám, chữa bệnh và hưởng quyền lợi nên khi bị mất sẽ rất bất tiện. Bài viết dưới đây BHXH điện tử eBH sẽ hướng dẫn cấp lại thẻ BHYT đơn giản, nhanh chóng.
Xem thêm: Thủ tục cấp lại thẻ bhyt bị mất 2019
Thủ tục cấp lại thẻ BHYT thực hiện như thế nào?
Nội dung chính
I. Những trường hợp nào được cấp lại thẻ BHYT?
Theo quy định tại Điều 18 củaLuật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014, thẻ BHYT được phép cấp lại trong trường hợp bị mất thẻ và người bị mất thẻ cần phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ theo đúng quy định.
Trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT, người có thẻ vẫn được hưởng các quyền lợi của Bảo hiểm y tế. Đồng thời, khi thực hiện cấp lại thẻ, người xin cấp thẻ phải nộp phí cấp lại theo quy định.
II. Hướng dẫn thủ tục cấp lại thẻ BHYT
Thủ tục cấp lại thẻ BHYT hiện tại đã được rút gọn và thực hiện nhanh hơn rất nhiều so với trước đây. Cụ thể người bị mất, hỏng thể có thể xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế theo 2 cách sau:
1. Thủ tục cấp lại thẻ BHYT trực tiếp
Người bị mất, hỏng thẻ BHYT làm hồ sơ, thủ tục cấp lại thẻ BHYT gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Thành phần hồ sơ để thực hiện cấp lại thẻ BHYT bao gồm:
(1) Đơn đề nghị cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
Căn cứ theo Điều 18, Luật Bảo hiểm y tế quy định về việc cấp lại thẻ bảo hiểm y tế như sau:
-
Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.
-
Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.
Tải về mẫu đơn đề nghị cấp lại thẻ BHYT (file word) TẠI ĐÂY
Đơn đề nghị cấp lại thẻ BHYT được nộp đến đại lý thu hoặc cơ quan BHXH cùng với hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT gồm:
(2) Các giấy tờ khác
Người nộp đơn cần chuẩn bị:
-
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS) do người lao động yêu cầu chuẩn bị.
-
Bảng kê thông tin (mẫu D01-TS) do người sử dụng lao động chuẩn bị.
Tham khảo thêm: Thủ tục mở trường mẫu giáo tư thục
Người tham gia BHYT chuẩn bị:
-
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS).
>>> Mẫu TK1-TS theo quyết định 505/QĐ-BHXH mới nhất Tải về
Người sử dụng lao động chuẩn bị:
-
Bảng kê thông tin (mẫu D01-TS).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị 01 bộ hồ sơ như trên, bạn thực hiện nộp hồ sơ tại:
-
Cơ quan BHXH cấp huyện nếu người tham gia thuộc đối tượng thuộc BHXH cấp huyện quản lý.
-
Cơ quan BHXH cấp tỉnh nếu người tham gia thuộc đối tượng thuộc BHXH cấp tỉnh quản lý.
Bước 3: Giải quyết hồ sơ và nhận thẻ BHYT mới
Sau khi nộp hồ sơ, cơ quan BHXH sẽ kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của bộ hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ điều kiện cơ quan BHXH sẽ tiến hành cấp lại thẻ BHYT cho người tham gia.
Lưu ý: Người nộp đơn có thể đăng ký nhận thẻ BHYT qua nhiều hình thức. Thẻ có thể được cấp thông qua đường bưu điện, cấp trực tiếp tại đơn vị/doanh nghiệp hoặc người mất đến nhận tại cơ quan BHXH theo lịch hẹn.
2. Cấp lại thẻ BHYT qua mạng
Thực hiện Công văn 10928/VPCP-KSTT ngày 29/11/2019 của Văn phòng Chính Phủ về việc kết nối với Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Bảo hiểm xã hội Việt nam đã phối hợp với văn phòng Chính Phủ và các cơ quan để nâng cấp hệ thống giao dịch.
Sau khi Cổng Dịch vụ công Quốc gia chính thức đi vào hoạt động, BHXH Việt Nam đã có thông báo về việc triển khai các thủ tục liên quan đến Bảo hiểm xã hội trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, trong đó có thủ tục cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất.
Việc cấp lại thẻ BHYT trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia được áp dụng trên Cổng Dịch vụ công quốc gia giúp người dân tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí đi lại. Các thủ tục cũng được xử lý và giải quyết nhanh chóng, thuận tiện hơn. Bạn có thể truy cập vào Cổng điện tử Dịch vụ công Quốc gia và thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Đăng ký tài khoản
Trên giao diện trang chủ của Cổng Dịch vụ Công Quốc gia, bạn ấn chọn “Đăng ký” ở góc phải màn hình, lựa chọn “Công dân”. Bạn nhập các thông tin cá nhân để thực hiện đăng ký tài khoản.
Đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.
Bước 2: Đăng nhập tài khoản
Sau khi đã đăng ký tài khoản thành công, Bạn đăng nhập bằng các thông tin: Số chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân, mật khẩu, mã xác minh. Mã OTP sẽ được gửi qua số điện thoại của bạn, bạn nhập mã và bấm “Xác nhận” để hoàn thành đăng nhập.
Nhập các thông tin để đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ Công Quốc gia.
Đọc thêm: Giấy đăng ký tạm trú tạm vắng
Bước 3: Thực hiện cấp lại thẻ BHYT
Đăng nhập thành công, bạn chọn “Thông tin và dịch vụ”, tìm đến mục “Dịch vụ công trực tuyến”.
Lựa chọn phần ‘Dịch vụ công trực tuyến”.
Kế tiếp, bạn chọn tiếp “Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất” và click vào “Nộp trực tuyến”. Hệ thống tự động chuyển sang Cổng Dịch vụ Công trực tuyến của ngành BHXH.
Lựa chọn cấp lại thẻ BHYT.
Bạn tiếp tục nhập mã số BHXH, nhập mã kiểm tra và chọn “Tra cứu”, nhập các thông tin còn thiết. Cuối cùng bạn nhập “mã kiểm tra” và chọn “Xác nhận”. Phía Cơ quan BHXH sẽ thông báo xác nhận, hẹn ngày trả kết quả tới số điện thoại của bạn.
3. Thời gian cấp lại thẻ BHYT
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 18, Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định thời gian cấp lại thẻ BHYT như sau:
“3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.”
Tuy nhiên, tại Khoản 2, Điều 30, Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/4/2017 quy định từ ngày 01/5/2017 thời hạn cấp thẻ BHYT như sau:
-
Trường hợp không thay đổi thông tin: cấp lại trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
-
Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
-
Trường hợp người tham gia đang điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thực hiện trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Trường hợp cấp lại thẻ BHYT do bị mất hay đổi thẻ BHYT do rách hỏng mà không phải thay đổi thông tin sẽ rất nhanh nhằm đảm bảo lợi ích cho người tham gia, đặc biệt là trường hợp đang phải điều trị bệnh
III. Khám chữa bệnh trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT như thế nào?
Căn cứ vào Khoản 3, Điều 15, Nghị định 146/2018/NĐ-CP, trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT, người tham gia BHYT đi khám, chữa bệnh cần xuất trình giấy hẹn kết quả cấp lại thẻ BHYT và giấy tờ chứng minh nhân thân như: Chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân, Sổ Hộ chiếu.
Chỉ cần bạn xuất đầy đủ giấy tờ theo quy định là có thể tham gia khám, chữa bệnh bằng BHYT. Các quyền lợi trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia vẫn được hưởng bình thường.
Trên đây là những thông tin hướng dẫn thủ tục cấp lại thẻ BHYT theo hai cách: Cấp trực tiếp và cấp qua Cổng Dịch vụ Công trực tuyến. Bạn đọc có thể tham khảo để xin cấp lại thẻ trong trường hợp không may bị mất để các thủ tục khám, chữa bệnh bằng thẻ BHYT thuận tiện, nhanh chóng. Nếu bạn cần trợ giúp từ Bảo hiểm xã hội điện tử eBH hãy để lại lời nhắn chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ.
>>> Nghiệp vụ phần mềm eBH: cấp lại thẻ BHYT do thay đổi thông tin trên thẻ
Tham khảo thêm: Lệ phí đăng ký tạm trú