logo-dich-vu-luattq

Thông tư liên tịch là gì

Liên tịch là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống và trong các văn bản pháp luật. Nhưng không phải ai cũng hiểu nghĩa của liên tịch là gì. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý bạn đọc liên tịch là gì, khi nào một sự kiện, sự việc có yếu tố liên tịch và các vấn đề khác xung quanh thuật ngữ này.

1. Liên tịch là gì?

Theo từ điển tiếng Việt, liên tịch được hiểu là một hội nghị, cuộc họp có nhiều thành phần đại biểu cho các tổ chức khác nhau cùng tham dự. Thông thường, thuật ngữ liên tịch hay xuất hiện trong các cụm từ như thông tư liên tịch hay cuộc họp liên tịch.

Xem thêm: Thông tư liên tịch là gì

Đọc thêm: Lãnh hải là gì ? Xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải

Thông tư liên tịch là thông tư do các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành hoặc giữa bộ và cơ quan ngang bộ phối hợp với các tổ chức chính trị- xã hội để ban hành để giải thích, hướng dẫn việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật theo đúng chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ.

Cuộc họp hay hội nghị liên tịch là hội nghị do các cơ quan hành chính nhà nước phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội tiến hành để ban hành các quy định trong phạm vi một địa phương và thống nhất áp dụng các quy định đó theo đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn.

2. Các loại thông tư liên tịch

Thông tư liên tịch bao gồm 02 loại sau:

  • Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động tố tụng và những vấn đề khác liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó.
  • Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ đó.

3. Đặc điểm của thông tư liên tịch là gì?

  • Dự thảo của thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ sẽ do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thỏa thuận, bàn bạc với nhau sau đó đưa ra thống nhất về việc phân công cơ quan chủ trì soạn thảo.
  • Cơ quan được phân công chủ trì soạn thảo theo yêu cầu có trách nhiệm tổ chức công tác soạn thảo dự thảo theo đúng phân công của cơ quan chức năng và thực hiện đăng tải trên cổng thông tin điện tử trong thời gian 60 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân cùng tham gia ý kiến với dự thảo đó.

Tham khảo thêm: Đặc xá là gì? Những đối tượng được hưởng đặc xá?

Ngoài ra dự thảo thông tư liên tịch đó phải được lấy ý kiến của các thành viên thuộc Hội đồng thẩm phán của Toàn án nhân dân tối cao cùng với các thành viên của Uỷ ban kiểm sát thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

  • Khi có ý kiến đóng góp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu thì Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm nghiên cứu những ý kiến đóng góp đó và trên cơ sở đóng góp để chỉnh lý dự thảo hợp lý nhất.
  • Dự thảo được thông qua khi có sự thống nhất ý kiến của tất cả các cơ quan có thẩm quyền ban hành thông tư liên tịch đều đồng ý chấp thuận và cùng nhau ký vào văn bản quy phạm pháp luật.

4. Mục đích của thông tư liên tịch

Phụ thuộc vào loại thông tư liên tịch mà mỗi loại sẽ có một mục đích nhất định. Cụ thể:

  • Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhằm mục đích để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong các hoạt động tố tụng dân sự và tố tụng hình sự cùng những vấn đề khác liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó.
  • Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành để hướng dẫn thi hành thực hiện luật, nghị quyết của Quốc hội; hướng dẫn Nghị quyết của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, pháp lệnh liên quan tới chức vụ và quyền hạn của cơ quan ngang bộ.
  • Thông tư liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan tổ chức chính trị – xã hội được ban hành để hướng dẫn thi hành những vấn đề mà pháp luật quy định về việc tổ chức chính trị – xã hội đó được tham gia nhiệm vụ quản lí nhà nước.

Trên đây là toàn bộ nội dung về liên tịch là gì, các loại thông tư liên tịch, đặc điểm và mục đích của thông tư liên tịch mà Công ty Luật ACC cung cấp tới quý bạn đọc. Nếu có những vướng mắc cần được giải đáp, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:

Tham khảo thêm: Dương tính với ma túy là gì

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 0967 370 488
  • Gmail: info@dichvuluattoanquoc.com
quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !