Trả lời:
Tại Điều 47 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau: “1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động. 2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. 3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động”.
Xem thêm: Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng
Mặt khác tại khoản 5 Điều 21 Luật bảo hiểm xã hội 2014 cũng quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động:
Tham khảo thêm: Hợp đồng gửi xe ô to vào công ty
“ Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật”.
>> Xem thêm: Khi nào được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn và giá trị pháp lý của hợp đồng lao động ?
Như vậy, khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật, công ty có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Trong trường hợp công ty không trả lại sổ bảo hiểm cho bạn trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, bạn có thể làm đơn kiến nghị đến Hòa giải viên lao động cấp quận, huyện nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu được hòa giải hoặc làm đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân cấp huyện để được thụ lý giải quyết.
Tìm hiểu thêm: Mẫu hợp đồng vay tiền cá nhân
Vì vậy, nếu bạn có đầy đủ bằng chứng chứng minh phía công ty thiếu trách nhiệm, cố tình chậm trễ việc trả sổ bảo hiểm xã hội, chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn thì bạn có thể làm đơn khởi kiện đến tòa án.
Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 31; điểm c khoản 1 Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 thì “tranh chấp về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động” thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Như vậy, bạn có thể nộp đơn khởi kiện công ty về việc chậm trả sổ bảo hiểm xã hội đến tòa án để giải quyết quyền lợi cho mình.
Tuy nhiên trường hợp của bạn, bạn có cung cấp thông tin khi bạn gọi điện lên lấy lại sổ BHXH thì công ty nói rằng thông tin của bạn đã được đóng BHXH ở đơn vị khác, trong khi thực tế bạn chưa từng đi làm ở đâu trước công ty này. Công ty trả lời không có sổ của bạn tại công ty và đọc cho bạn số sổ BHXH. Bạn lên trên mạng tra cứu thông tin thì không có dữ liệu đóng BHXH. Thời gian bạn làm việc tại công ty cũ này là thời gian Luật Bảo hiểm xã hội 2006 vẫn còn hiệu lực, theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2006 này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội, bảo quản sổ bảo hiểm xã hội theo đúng quy định, trong khoảng thời gian làm việc tại đây bạn vẫn đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ, và không tham gia đóng bảo hiểm xã hội ở bất kỳ cơ quan làm việc nào khác, ngoài ra công ty vẫn thực hiện việc đóng bảo hiểm xã hội trên cơ sở tiền lương được trích của người lao động, chính vì vậy không có căn cứ để công ty xác định bảo hiểm của bạn đang được đơn vị khác đóng và không trả sổ bảo hiểm cho bạn được. Để bảo đảm quyền lợi của mình, theo quy định Luật bảo hiểm xã hội bạn được quyền yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội vì có thể trong trường hợp này đã xảy ra sai sót kỹ thuật, nhậm lẫn thông tin, ngoài ra trường hợp bạn có các chứng cứ để chứng minh trong thời gian làm việc tại công ty bạn có tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ thì bạn có quyền yêu cầu công ty thực hiện đúng nghĩa vụ trả sổ bảo hiểm.
Tham khảo thêm: Hợp đồng uỷ quyền nhà đất