logo-dich-vu-luattq

Thi hành công vụ là gì

1. Khái niệm người thi hành công vụ

Thi hành công vụ là việc người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án.

Liên quan đến vấn đề người thi hành công vụ, ngày 17/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ; trong đó:

Xem thêm: Thi hành công vụ là gì

Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.

Ngoài ra, tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 cũng có quy định:

Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án.

2. Nguyên nhân của hành vi chống người thi hành công vụ

Trong thời gian qua, tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ trên phạm vi toàn quốc có nhiều diễn biến phức tạp. Phần lớn các vụ chống người thi hành công vụ xảy ra khi lực lượng Công an và các lực lượng thực thi nhiệm vụ khác kiên quyết ngăn chặn, xử lý vi phạm và truy bắt đối tượng phạm tội. Theo thống kê của cơ quan chức năng, năm 2013 đã xảy ra 830 vụ chống người thi hành công vụ, giảm 11,04% so với năm 2012; tuy nhiên tình trạng chống người thi hành công vụ là lực lượng Cảnh sát lại có diễn biến phức tạp. Toàn quốc xảy ra 329 vụ (chiếm 39,63%), làm 01 đồng chí hy sinh và 246 đồng chí bị thương.

Qua nghiên cứu các vụ việc cho thấy, hành vi chống người thi hành công vụ của các đối tượng ngày càng rõ nét, thể hiện sự chủ động, trắng trợn và có chuẩn bị trước. Các đối tượng vi phạm không chỉ chống người thi hành công vụ để ngăn cản việc bị xử lý, chạy trốn khi bị bắt giữ mà còn ngang nhiên khiêu khích, thách thức, đe dọa lực lượng Cảnh sát đang làm nhiệm vụ. Hành vi phạm tội thường rất côn đồ, hung hãn, chủ động tấn công lực lượng Cảnh sát khi đang xử lý vụ việc. Nghiêm trọng hơn có nhiều trường hợp, sau khi bị bắt giữ, xử lý, đối tượng tổ chức thành băng nhóm sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tấn công lại lực lượng chức năng để trốn thoát hoặc giải cứu đối tượng bị bắt gây hậu quả nhiêm trọng. Tại Hà Nội và các thành phố lớn, một bộ phận không nhỏ người dân, thanh thiếu niên có thái độ thiếu tôn trọng, chống đối lực lượng thi hành công vụ, nhất là lực lượng Cảnh sát trật tự có chiều hướng gia tăng; nhiều thanh thiếu niên bỏ học, lang thang, tàng trữ vũ khí gây ra hàng loạt hành vi vi phạm pháp luật và sẵn sàng tấn công, chống trả lực lượng Cảnh sát làm nhiệm vụ. Đáng lưu ý có trường hợp các đối tượng vừa chống đối, vừa tìm cách gây mất uy tín cho lực lượng thi hành công vụ và lôi kéo người khác tham gia. Điển hình như vụ việc xảy ra cuối tháng 8/2013, do bị một số đối tượng xấu lôi kéo, hàng trăm giáo dân tại giáo xứ Nghi Lộc, Nghệ An, tỉnh Nghệ An đã sử dụng gạch, đá xông vào trụ sở UBND xã tấn công lực lượng chức năng để giải cứu một số đối tượng vi phạm pháp luật, làm 20 đồng chí Công an bị thương và gây phức tạp về ANTT.

Nguyên nhân khách quan của tình trạng chống người thi hành công vụ là do: Một bộ phận người dân thiếu hiểu biết pháp luật, bị các đối tượng xấu kích động, lôi kéo tham gia; nhiều thanh, thiếu niên do không được gia đình, nhà trường và xã hội quản lý, giáo dục tốt, thiếu hiểu biết pháp luật… nên khi có hành vi vi phạm bị lực lượng Cảnh sát bắt giữ, xử lý thì chống đối, khiêu kích hoặc dùng vũ lực tấn công lại. Do quy định về hình phạt đối với tội phạm chống người thi hành công vụ chưa nghiêm. Trong Bộ luật Hình sự, tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 257 với 3 mức hình phạt là: Cải tạo không giam giữ đến 3 năm; phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm hoặc phạt tù từ 2 năm đến 7 năm tùy theo tính chất phạm tội. So với tính chất nguy hiểm của hành vi này gây ra thì mức hình phạt trên còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa, nên tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ vẫn diễn biến phức tạp… Bên cạnh đó công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ý thức chấp hành pháp luật trong nhân dân, nhất là thanh thiếu niên còn nhiều bất cấp; chưa tạo được dư luận lên án mạnh mẽ và đấu tranh, ngăn chặn các hành vi chống người thi hành công vụ. Công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc; vận động người dân hỗ trợ lực lượng chức năng giải quyết các vụ việc gây rối trật tự công cộng ở địa bàn cơ sở cũng còn nhiều bất cập.

>&gt Xem thêm: Công vụ là gì ? Hoạt động công vụ là gì ? Nguyên tắc trong thi hành công vụ ?

Nguyên nhân chủ quan: Nhận thức, năng lực, trình độ nghiệp vụ, pháp luật của một số cán bộ, chiến sỹ còn nhiều hạn chế, tác phong không đúng mực và thiếu tôn trọng nhân dân. Công tác huấn luyện, đào tạo cán bộ chiến sỹ sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ tại Công an một số đơn vị, địa phương còn kém hiệu quả; không được tổ chức thường xuyên và chưa sát tình hình thực tế. Điều này dẫn tới việc sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ còn thiếu sự linh hoạt, nhiều trường hợp không cần thiết nhưng vẫn sử dụng gây sự căng thẳng, phản ứng quyết liệt từ phía người dân. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về vũ khí, công cụ hỗ trợ của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội ở một số nơi còn chưa chặt chẽ; tình trạng mua bán trái phép các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ vẫn diễn ra tại một số địa phương, địa bàn trọng điểm.

3. Các dấu hiệu của tội chống người thi hành công vụ

Các dấu hiệu cơ bản cấu thành tội phạm này là:

Khách thể: là xâm phạm đến việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ và thông qua đó xâm phạm đến hoạt động của nhà nước về quản lý hành chính trong lĩnh vực thi hành nhiệm vụ công.

+ Đối tượng tác động của tội phạm này là người đang thi hành công vụ. Người thi hành công vụ là người được Nhà nước hoặc xã hội giao cho những nhiệm vụ, quyền hạn nhất định trong quản lý lĩnh vực hành chính Nhà nước nhất định (cán bộ thuế vụ, cảnh sát giao thông, bộ đội biên phòng… ).

+ Người đang thi hành công vụ phải là người thi hành một công vụ hợp pháp, mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật. Nếu người thi hành công vụ lại là người làm trái pháp luật mà bị xâm phạm thì hành vi của người có hành vi xâm phạm không phải là hành vi chống người thi hành công vụ.

Khách quan: có hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật. Vũ lực dùng trong trường hợp này không thuộc trường hợp nói tại Điều 93, 104 Bộ luật hình sự. Cụ thể người phạm tội có thể có những hành vi sau:

Đọc thêm: Cộng tác viên là gì? 6 kỹ năng cần có của cộng tác viên

+ Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ là dùng sức mạnh vật chất tấn công trực tiếp người đang thi hành công vụ (đấm, đâm, chém…)

+ Đe doạ dùng vũ lực là dùng lời nói, cử chỉ có tính răn đe, uy hiếp khiến người thi hành công vụ sợ hãi, phải chấm dứt việc thực thi công vụ… Sự đe doạ là thực tế có cơ sở để người bị đe doạ tin rằng lời đe doạ sẽ biến thành hiện thực.

+ Cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật là khống chế, ép buộc người thi hành công vụ phải làm những điều trái với chức năng, quyền hạn của họ hoặc không làm những việc thuộc chức năng quyền hạn của họ.

>&gt Xem thêm: Tội chống người thi hành công vụ bị xử phạt như thế nào ?

+ Các thủ đoạn khác chống người thi hành công vụ là hành vi bôi nhọ, vu khống, đe doạ sẽ cung cấp những tin tức bất lợi cho người thi hành công vụ…

– Tất cả các hành vi nói trên người phạm tội thực hiện đối với người thi hành công vụ là để ngăn cản người thi hành công vụ thực hiện công vụ của mình hoặc buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật.

– Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có một trong những hành vi nêu trên để ngăn cản người thi hành công vụ thực hiện công vụ của mình hoặc buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật. Việc người thi hành công vụ có nghe theo yêu cầu của người phạm tội hay không không có ý nghĩa định tội.

Hành vi chống người thi hành công vụ nếu gây thương tích hoặc làm chết cán bộ thi hành công vụ thì người phạm tội còn có thể bị truy cứu TNHS về các tội phạm tại Chương XII Bộ luật hình sự (tội cố ý gây thương tích, tội giết người…).

Chủ quan: là lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội biết mình đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật.

Nếu một người khi thực hiện hành vi mà không biết là đang cản trở người thi hành công vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ làm trái pháp luật, có cơ sở chính đáng thì chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng nếu có gây thương tích hoặc chết người.

– Chủ thể: bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự theo luật định.

4. Về các khung hình phạt của tội chống người thi hành công vụ.

Về khung hình phạt cơ bản thì người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm theo quy định nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo quy định hoặc sẽ bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm tù theo quy định của Bộ luật hình sự khi có hành vi cản trở những người thi hành công vụ đang thực hiện công việc của họ nhằm ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật bằng vũ lưc đe dọa bằng vũ lực nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng của những người thi hành công vụ hoặc dùng những thủ đoạn khác để ngăn cản những người thi hành công vụ.

Về khung hình phạt tăng nặng thì người có hành vi chống người thi hành công vụ sẽ bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm nếu những người vi phạm có sự bàn bạc trước, cấu kết có tổ chức để thực hiện tội phạm nhằm chống đối người thi hành công vụ.

>&gt Xem thêm: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ là gì ?

+ Những người phạm tội khi có hành vi chống người công vụ hoặc các hành vi xâm phạm đến an ninh trật tự có liên quan đến những người thi hành công vụ của nhà nước đã thực hiên phạm tội 2 lần trở lên tác động đến những đối tượng công vụ khác nhau hoặc một đối tượng thực hiện công vụ đó.

+ Người phạm tội có tình tiết tăng nặng là tái phạm nguy hiểm khi có lỗi cố ý chưa được xóa án tích mà những người này đã có hành vi tái phạm trước đó về tội chống người thi hành công vụ.

Đọc thêm: Chỗ ở là gì? Chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú gồm những gì?

+ Những người phạm tội này lại thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng trở lên do lỗi cố ý trực tiếp mà đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng trở lên chưa được xóa án tích lại phạm tội mới.

+ Những người có hành vi phạm tội chống người thi hành công vụ có hành vi kích động người khác ngăn cản những người thi hành công vụ hoặc có hành vi xúi giục nhằm lôi kéo cản trở việc thực hiện công vụ của cơ quan nhà nước.

+ Người phạm tội gây thiệt hại về các tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tài sản 50.000.000 đồng trở lên tại thời điểm. vi phạm

Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay mỗi khi có các hành vi chống người thi hành công vụ cũng chưa được xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật. Thông thường hành vi chống người thi hành công vụ chỉ bị xử lý khi có các hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của những người thi hành công vụ thì mới bị xử lý. Vì vậy, nhà nước cần có các biện pháp xử lý những trường hợp này nhằm bảo đảm an ninh trật tự, ổn định xã hội.

5. Các trường hợp công an thi hành nhiệm vụ được nổ súng không cần cảnh báo

Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó;

Đối tượng sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ;

Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;

>&gt Xem thêm: Lạm quyền trong khi thi hành công vụ là gì ?

Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác;

Đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp súng của người thi hành công vụ;

Được nổ súng vào động vật đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.

Trong đó lưu ý: Việc sử dụng vũ khí quân dụng nêu trên phải tuân theo nguyên tắc sau đây:

– Phải căn cứ vào tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà đối tượng thực hiện để quyết định việc sử dụng vũ khí quân dụng;

– Chỉ sử dụng vũ khí quân dụng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo;

Không sử dụng vũ khí quân dụng khi biết rõ đối tượng là phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;

– Trong mọi trường hợp, người sử dụng vũ khí quân dụng phải hạn chế thiệt hại do việc sử dụng vũ khí quân dụng gây ra.

Tìm hiểu thêm: Sở là gì ? Khái niệm sở được hiểu như thế nào theo quy định pháp luật

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !