logo-dich-vu-luattq

Đại lý là gì ? Khái niệm đại lý được hiểu như thế nào ?

1. Khái niệm đại lý

Đại lý là quan hệ, trong đó, một bên (bên đại lí) bằng danh nghĩa của chính mình thực hiện một hoặc một số công việc theo sự ủy thác của bên kia (bên giao đại lí) để hưởng thù lao.

Các nước theo truyền thống luật Anh – Mĩ quan niệm đại lí (agency) theo nghĩa rất rộng, bao gồm toàn bộ các hoạt động đại diện, môi giới, ủy thác… được người đại lí (agent) tiến hành trên danh nghĩa của mình hoặc danh nghĩa của người giao đại lí (principal) vì quyền lợi của người giao đại lí. Căn cứ vào phạm vì quyển hạn mà người uỷ thác trao cho người đại lÍ, Luật Anh – Mĩ chia đại lí thành: tổng đại lí (general agent), đại lí đặc biệt (special agent), đại lí toàn quyền (universal agent), đại lí độc quyền (sole agent)…

Xem thêm: Thế nào là đại lý

Các nước theo truyền thống luật châu Âu lục địa phân biệt khá rõ quan hệ đại lí thương mại (agent commercial) với các quan hệ trung gian khác. Trong quan hệ đại lí, người đại lí sử dụng danh nghĩa của chính mình khi giao dịch với khách hàng để thực hiện công việc được người giao đại lí uỷ thác…

Cũng giống các nước theo truyền thống luật châu Âu lục địa, pháp luật Việt Nam phân biệt đại í với đã đại diện, uỷ thác. Quan hệ đại lí ở Việt Nam thường gắn với việc mua bán hàng hcá và gọi là đại lí mua bán hàng hoá. Trong quan hệ đại lí mua bán hàng hoá, bên đại lí nhận tiền, hàng của bên giao đại lí để thực hiện việc mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lí theo những điều kiện của họ để được hưởng thù lao.

Pháp luật Việt Nam quy định về nhiều hình thức đại lí: căn cứ vào phạm vi quyền hạn mà bên đại lí được ủy thác chia thành đại lí độc quyền, tổng đại lí; căn cứ vào nội dung quan hệ giữa bên đại lí với bên giao đại lí chia thành đại lí hoa hồng, đại lí bao tiêu.

Đại lý là Quan hệ trong đó một bên (bên đại lý) bằng danh nghĩa của chính mình thực hiện một hoặc một số công việc theo sự ủy thác của bên kia (bên giao đại lý) để hưởng thù lao.

2. Khái niệm đại lý thương mại

Theo Điều 166 Luật Thương mại năm 2005, Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.

Đại lý thương mại là hoạt động trung gian thương mại, mua hộ bán hộ để hưởng thù lao. Theo đó bên giao đại lý sẽ yêu cầu bên đại lý thực hiện một công việc hoặc là mua bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc là cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng. Bên giao đại lý trả thù lao cho bên đại lý. Bên đại lý là bên nhận hàng hóa và bán cho bên thứ ba. Khi hàng hóa được bán, quyền sở hữu hàng hóa được giao từ bên đại lý cho bên thứ ba.

3. Đặc điểm của đại lý thương mại

3.1 Về chủ thể

Quan hệ đại lý mua bán hàng hóa phát sinh giữa bên giao đại lý và bên đại lý. Bên giao đại lý là bên giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là bên ủy quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ. Bên đại lý là bên nhận hàng hóa để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận ủy quyền cung ứng dịch vụ. Bên giao đại lý và bên đại lý đều phải là thương nhân.

Để thực hiện hoạt động đại lý, bên đại lý được quyền tự do lựa chọn bên thứ ba để giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ theo những quy định cụ thể trong hợp đồng đại lý. Khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng cung ứng dịch vụ với bên thứ ba, bên đại lý nhân danh chính mình và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng với bên thứ ba ràng buộc bên đại lý với bên thứ ba. Sau đó, bên đại lý trực tiếp thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ với bên thứ ba.

3.2 Về nội dung

Nội dung của hoạt động đại lý gồm việc giao kết, thực hiện hợp đồng đại lý giữa bên giao đại lý và bên đại lý và giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ giữa bên đại lý với bên thứ ba theo yêu cầu của bên giao đại lý.

Trong đại lý mua bán hàng hóa, bên giao đại lý là chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý. Khi thực hiện hoạt động đại lý, bên đại lý không phải là người mua hàng của bên giao đại lý mà chỉ là người nhận hàng rồi tiếp tục bán cho bên thứ ba. Chỉ khi hàng hóa được bán, quyền sở hữu hàng hóa mới chuyển từ bên giao đại lý cho bên thứ ba.

Khi giao kết hợp đồng đại lý mua, bán hàng hóa, các bên nên thỏa thuận và ghi vào trong hợp đồng các điều khoản sau:

Đọc thêm: Dịch vụ pháp lý là gì

– Hàng hóa hoặc dịch vụ đại lý;

– Hình thức đại lý

– Thù lao đại lý

– Thời hạn của hợp đồng

– Quyền và nghĩa vụ của các bên

Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận và ghi vào hợp đồng những nội dung khác như biện pháp bảo đảm hợp đồng, chế độ bảo hành đối với hàng hóa đại lý, nghĩa vụ thanh toán các chi phí liên quan đến hoạt động đại lý, hỗ trợ kĩ thuật, cơ sở vật chất cho đại lý tổ chức quảng cáo và tiếp thị, chế độ thưởng phạt vật chất, bồi thường thiệt hại.

3.3 Về hình thức của hợp đồng

Quan hệ đại lý thương mại được xác lập bằng hợp đồng. Hợp đồng đại lý được giao kết giữa thương nhận giao đại lý và thương nhân làm đại lý. Hợp đồng đại lý phải được giao kết bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

3.4 Về đối tượng

Hợp đồng đại lý thương mại cũng là một hợp đồng dịch vụ nên đối tượng của hợp đồng đại lý là công việc mua bán hàng hóa hoặc công việc cung ứng dịch vụ của bên đại lý cho bên giao đại lý.

4. Hình thức của đại lý

4.1 Đại lý bao tiêu

Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý. Trong hình thức đại lý này, bên giao đại lý ấn định giá giao đại lý, bên đại lý quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng, do đó, thù lao mà bên đại lý được hưởng là mức chênh lệch giá giữa giá mua, giá bán thực tế so với giá mua, giá bán do bên giao đại lý quy định.

4.2 Đại lý độc quyền

Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.

4.3 Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ

Đây là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý. Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.

Các hình thức đại lý khác như: đại lý hoa hồng, đại lý bảo đảm thanh toán,…

5. Thời hạn đại lý

Thời hạn đại lý được quy định tại Điều 177 Luật thương mại 2005 như sau:

– Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.

Tìm hiểu thêm: Nhà công vụ là gì? Những vấn đề pháp lý liên quan đến việc sử dụng nhà công vụ

– Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại lý thông báo chấm dứt hợp đồng theo quy định nêu trên thì bên đại lý có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường một khoản tiền cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý đó.

+ Giá trị của khoản bồi thường là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý cho mỗi năm mà bên đại lý làm đại lý cho bên giao đại lý. Trong trường hợp thời gian đại lý dưới một năm thì khoản bồi thường được tính là một tháng thù lao đại lý trung bình trong thời gian nhận đại lý.

– Trường hợp hợp đồng đại lý được chấm dứt trên cơ sở yêu cầu của bên đại lý thì bên đại lý không có quyền yêu cầu bên giao đại lý bồi thường cho thời gian mà mình đã làm đại lý cho bên giao đại lý.

6. Thù lao đại lý

Điều 171 Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể về thù lao đại lý như sau:

– Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.

– Trường hợp bên giao đại lý ấn định giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý được hưởng hoa hồng tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá mua, giá bán hàng hóa hoặc giá cung ứng dịch vụ.

– Trường hợp bên giao đại lý không ấn định giá mua, giá bán hàng hoá hoặc giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ ấn định giá giao đại lý cho bên đại lý thì bên đại lý được hưởng chênh lệch giá. Mức chênh lệch giá được xác định là mức chênh lệch giữa giá mua, giá bán, giá cung ứng dịch vụ cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý.

– Trường hợp các bên không có thoả thuận về mức thù lao đại lý thì mức thù lao được tính như sau:

+ Mức thù lao thực tế mà các bên đã được trả trước đó;

+ Trường hợp không áp dụng được điểm a khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác;

+ Trường hợp không áp dụng được điểm a và điểm b khoản này thì mức thù lao đại lý là mức thù lao thông thường được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.

Ngoài ra, nếu còn vấn đề vướng mắc hoặc băn khoăn về những nội dung trên hoặc các nội dung khác liên quan tới giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Toà án, Quý khách hàng có thể liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6162để được giải đáp thêm.

Trân trọng./

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Đọc thêm: Quân sự cơ sở là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !