Nội dung chính
1. Quy định pháp luật về công dân
Người có một quốc tịch là công dân của một quốc gia, có hai quốc tịch hoặc nhiều hơn là công dân của hai hay nhiều quốc gia. Người không có quốc tịch không phải là công dân của một nước nào.
Xem thêm: Thế nào là công dân
Công dân của một nước được pháp luật của nước đó quy định cho hưởng các quyền công dân về chính trị, kinh tế, dân sự, văn hoá, xã hội và trao trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ công dân đối với nhà nước, xã hội. Nhà nước có trách nhiệm tạo các điều kiện ngày càng đẩy đủ để công dân có thể hưởng được các quyền và yêu cầu công dân thực hiện ngày càng đầy đủ các nghĩa vụ công dân.
Điều 17 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“1. Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
1. Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.
2. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ”.
Điều 2 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định:
“1. Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch.
2. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, mọi thành viên của các dân tộc đều bình đẳng về quyền có quốc tịch Việt Nam”.
Điều đó khẳng định công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch là một phạm trù chính trị-pháp lí thể tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lí nhà nước. Nhà nước tạo mọi điều kiện cần thiết để thu hút nhân dân tham gia đông đảo vào quản lí nhà nước, nâng cao tính tích cực chính trị cùa mỗi cá nhân công dân.
Trong lịch sử lập hiến của một quốc gia, chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn là chế định quan trọng, nó thể hiện bản chất dân chủ, tiến bộ của nhà nước, mối quan hệ giữa nhà nước với công dân và với các cá nhân trong xã hội.
Thông qua chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp, chúng ta có thể xác định được mức độ dân chủ của một xã hội. Vì thế các nhà lập pháp luôn luôn muốn hoàn thiện chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong đạo luật cơ bản của nhà nước. Trước khi nghiên cứu quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam hiện hành – Hiến pháp năm 2013, chúng ta cần nghiên cứu một số vấn đề lí luận liên quan đến chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
>> Xem thêm: Năm 2022, Thủ tục làm thẻ căn cước công dân thực hiện như thế nào ?
2. Khái niệm công dân
Khái niệm công dân trước hết biểu hiện tính chất đặc biệt của mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với một số người nhất định.
Khái niệm công dân hẹp hơn khái niệm cá nhân, bởi cá nhân bao gồm những người là công dân và cả những người không phải là công dân. Chúng ta đều biết trong một quốc gia không những chỉ có công dân của quốc gia đó mà còn có công dân nước ngoài và những người không phải là công dân vì không có quốc tịch. Vậy công dân là gì?
Công dân là sự xác định một thể nhân về mặt pháp lý thuộc về một nhà nước nhất định. Nhờ sự xác định này con người được hưởng chủ quyền của nhà nước và được nhà nước bảo hộ quyền lợi khi ở trong nước cũng như ở nước ngoài; đồng thời cũng phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định đối với nhà nước. Theo khoản 1 Điều 17 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 thì công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Như vậy, khái niệm công dân gắn liền với khái niệm quốc tịch. Quốc tịch là mói liên hệ bền vững của một thể nhân với một nhà nước nhất định. Quốc tịch Việt Nam là căn cứ duy nhất để xác định một người là công dân Việt Nam.
4. Quy chế pháp lý hành chính của công dân
Quy chế pháp lý hành chính của công dân có những đặc điểm sau đây:
– Mọi công dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền về tự do cá nhân, về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội…
– Quy chế pháp lí hành chính của công dân được xác lập trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân do Hiến pháp quy định. Chỉ có những cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể hạn chế quyền và nghĩa vụ của công dân.
– Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ vãn hoá, nghề nghiệp.
– Quyền và nghĩa vụ là hai mặt không thể tách ròi. Công dân được hưởng quyền đồng thời phải làm nghĩa vụ đối với Nhà nước. Điều đó thể hiện mối liên hệ về trách nhiệm pháp lí giữa Nhà nước và công dân.
– Nhà nước tạo điều kiện cho nhu cầu chính đáng của cá nhân được thỏa mãn làm cho khả năng của công dân về trí tuệ, vât chất, tinh thần được phát huy đến mức cao nhất.
– Nhà nước chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với công dân khi có hành vi vi phạm do pháp luật quy định và chỉ trong giới hạn mà pháp luật cho phép.
Đọc thêm: Cho thuê mua nhà ở thương mại hiện nay được quy định như thế nào?
>> Xem thêm: Quyền công dân là gì ? Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo luật hiến pháp
– Nhà nước không ngừng hoàn thiện quy chế pháp lí hành chính của công dân, đảm bảo cho công dân tham gia tích cực vào quản lí nhà nước.
Tóm lại, quy chế pháp lí hành chính của công dân là độ tuổi và tiêu chuẩn lí trí (khả năng nhận thức, điều khiển hành vi), dĩ nhiên đây không phải là điều kiện duy nhất. Cá nhân công dân muốn tham gia vào quan hệ pháp luật hành chính phải thoả mãn những điều kiện cụ thể về thâm niên công tác, trình độ văn hoá, chuyên môn, sức khoẻ v.v. do Nhà nước đặt ra.
Ví dụ: Công dân muốn tham gia thi tuyển vào ngạch chuyên viên pháp lí của Bộ tư pháp phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Là công dân Việt Nam không quá 40 tuổi, nếu là sĩ quan lực lượng vũ trang, viên chức trong doanh nghiệp nhà nước tuổi không quá 45 tuổi.
– Tốt nghiệp đại học luật hệ chính quy.
– Trình độ tin học văn phòng cơ bản (trình độ A), ngoại ngữ trình độ B.
– Sức khoẻ tốt.
Những người mắc bệnh tâm thần hoặc những bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi thì được coi là không có năng lực hành vi.
Năng lực pháp lí hành chính và năng lực hành vi hành chính tạo thành năng lực chủ thể của công dân. Năng lực chủ thể của công dân là hình thức thể hiện địa vị pháp lí hành chính của cồng dân trong quản lí hành chính nhà nước. Thông qua năng lực chủ thể công dân có thể tham gia tích cực vào quan hệ pháp luật hành chính để thực hiện quyền và làm nghĩa vụ của mình đối vói Nhà nước.
>> Xem thêm: Công dân là gì ? So sánh quyền con người và quyền công dân
5. So sánh quyền con người và quyền công dân
Ở bài viết này, mình sẽ đi sâu vào So sánh quyền con người và quyền công dân để làm rõ được điểm giống và khác nhau giữa 2 quyền cơ bản này.
5.1 Điểm giống nhau giữa quyền con người và quyền công dân
– Quyền con người và quyền công dân là những quyền cơ bản, quan trọng được quy định trong Hiến pháp.
– Quyền công dân và quyền con người là hai phạm trù rất gần gũi với nhau nhưng không đồng nhất. Nhân quyền và dân quyền đều là những quyền lợi mà mọi công dân đều được hưởng và được bảo vệ (trừ những người không có quốc tịch). Trong đó quyền công dân có nghĩa hẹp hơn so với quyền con người, về bản chất quyền công dân là những quyền con người được nhà nước thừa nhận và áp dụng cho công dân nước mình. Một số quyền công dân cũng là quyền con người như: quyền được có nhà ở, quyền tự do kinh doanh buôn bán, tự do ngôn luận, quyền được học tập, quyền được tham gia quản lí nhà nước và xã hôi, quyền được bảo vệ về sức khỏe…
– Ở Việt Nam quyền con người và quyền công dân ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và lịch sử lập hiến nước nhà. Nó được thể hiển 1 cách nhất quán trong cả 4 bản hiến pháp, ghi nhận các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam. Đất nước ngày càng phát triển, nhân quyền và dân quyền cũng ngày 1 được mở rộng thể hiện sự tôn trọng của nhà nước với quyền lợi của nhân dân,nâng cao niềm tin của nhân dân với đất nước. Sự quản lí của nhà nước không nhằm hạn chế các quyền và tự do của con người mà mong muốn phát triển hoàn thiện hơn các quyền con người mà nhân dân Việt Nam đáng được hưởng đã ghi nhận trong các công ước quốc tế. Một cá nhân (trừ những người không quốc tịch) về danh nghĩa đều là chủ thể của cả hai loại nhân quyền và dân quyền nếu họ sinh sống trong quốc gia mà họ đăng kí quốc tịch. Nếu đang sinh sống tại nước ngoài thì họ sẽ chỉ được hưởng những quyền con người cơ bản như “quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” ngoài ra một số quyền lợi đặc thù như bầu cử, ứng cử thì họ sẽ không được thừa nhận và bảo vệ.
5.2 Phân biệt quyền con người và quyền công dân
(Điểm khác nhau giữa quyền con người và quyền công dân)
>> Xem thêm: Có bắt buộc phải đổi chứng minh nhân dân sang thẻ cước công dân hay không ?
Tiêu chí
Quyền con người
Quyền công dân
Định nghĩa
Quyền con người (Nhân quyền) là những quyền tự nhiên của con người có từ lúc đã thành hình bào thai tới lúc đã chết đi và không bị tước bỏ bởi bất cứ ai hay bất cứ chủ thể nào.
Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc, nhân quyền là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những tự do cơ bản của con người.
Quyền công dân (Dân quyền) là quyền của một người được công nhận theo các điều kiện Pháp lý để trở thành thành viên hợp pháp của một Quốc gia có chủ quyền (Quốc tịch). Một người có thể là công dân của nhiều Quốc gia hoặc không là công dân của bất cứ Quốc gia nào.
Tham khảo thêm: Deal là gì? Deal lương là gì? Một số kinh nghiệm deal lương thành công
Mỗi một Quốc gia đều có các quy định pháp lý riêng để cho một người trở thành công dân Quốc gia đó, và được hưởng các quyền riêng biệt, đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ của mình.
Lịch sử
Tư tưởng xuất hiện trong các nền văn minh cổ đại; luật nhân quyền quốc tế chỉ có từ 1945 Từ cách mạng tư sản (khoảng thế kỷ 16)
Cơ sở pháp lý
- Tuyên ngôn độc lập của Hợp chủng Quốc Mỹ 1779
- Tuyên ngôn Nhân Quyền và Dân quyền của cách mạng Tư sản Pháp 1789
- Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948.
- Công ước về chính sách việc làm 1964
- Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc 1965
- Công ước về quyền của những người khuyết tật về tâm thần 1971
- Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại Phụ nữ 1979
- Công ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm 1984
- Hiến pháp hoặc Luật cơ bản của Quốc gia
- Các văn bản pháp lý Quốc tế khác
- Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân Quyền của Cách mạng Tư sản Pháp 1789.
- Hiến pháp hoặc Luật cơ bản của Quốc gia.
Chủ thể
Tất cả những ai là con người, từ lúc bào thai đã thành hình, được sinh ra cho tới lúc đã chết đi.
Nói cách khác, quyền con người được áp dụng một cách bình đẳng với tất cả mọi người thuộc mọi dân tộc đang sinh sống trên phạm vi toàn cầu, không phụ thuộc vào biên giới quốc gia, tư cách cá nhân hay môi trường sống của chủ thể.
Còn chủ thể của quyền công dân có thể là “các cá nhân đặt trong mối quan hệ với nhà nước, dựa trên tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mỗi cá nhân được nhà nước đó quy định tạo nên địa vị pháp lý của công dân”, do vậy quyền công dân chỉ mang tính chất quốc gia.
Đối với những chủ thể không phải là công dân nước sở tại hoặc không mang quốc tịch của một nhà nước nào thì họ vẫn có được những quyền hạn chế của công dân hoặc phải thực thi những nghĩa vụ cũng hạn chế của công dân đối với xã hội, nhà nước nơi họ sinh sống, cư trú.
Bản chất
Là những quyền cơ bản tự nhiên mà có không ai hay bất cứ chủ thể nào có thể tước bỏ hay ban phát, kể cả khi người đó là người không quốc tịch, người bị hạn chế các quyền công dân. Tuy nhiên khi có sự xung đột giữa quyền công dân và quyền con người, Pháp luật của một số Quốc gia cho phép được tước đoạt một số quyền con người cơ bản như quyền được sống, quyền mưu cầu hành phúc…
Bao gồm cả Nhân quyền được Quốc gia thừa nhận. Tuy nhiên có những quyền đặc trưng riêng biệt khác mà phải là công dân thì mới được hưởng tại Quốc gia đó. Người được hưởng quyền này phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng theo quy định Pháp lý trước đó.
Tính chất
Quyền con người mang tính độc lập,tính phổ biến, phổ quát và có những giá trị chung đối với toàn thể nhân loại: Điều 14 Hiến pháp 2013 nước ta ghi nhận: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.”
Quyền công dân mang tính quốc gia: Để trở thành công dân của một nước, các cá nhân bao giờ cũng phải có quốc tịch của nước đó. Tư cách công dân mang đến cho cá nhân một địa vị pháp lý đặc biệt trong quan hệ với nước mà họ mang quốc tịch. Dựa trên những điều kiện cụ thể của mình mà nhà nước quy định cho công dân những quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định.
Căn cứ phát sinh quyền
Căn cứ phát sinh về quyền con người: có hai trường phái cơ bản đưa ra quan điểm trái ngược nhau:
+ Thứ nhất, những người theo học thuyết về quyền tự nhiên thì cho rằng quyền con người là những gì bẩm sinh vốn có mà mọi cá nhân khi sinh ra đều được hưởng.
+ Thứ hai, theo học thuyết về pháp lí, trong đó quyền con người không phải là bẩm sinh vốn có một cách tự nhiên mà phải do các nhà nước xây dựng và pháp điển hóa thành các quy định pháp luật hoặc xuất phát từ truyền thống văn hóa.
Qua đây có thể thấy được, theo thuyết tự nhiên quyền con người có tính thống nhất trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm thì quyền con người theo thuyết pháp lý lại mang tính chất khác biệt tương đối về mặt văn hóa chính trị. Mặc dù vậy nhưng không thể phủ nhận bất cứ học thuyết nào, bởi lẽ trong khi về hình thức hầu hết các văn kiện pháp luật đều thể hiện quyền con người dưới hình thức pháp lí thì trong tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con năm1948 và một người văn kiện pháp luật ở một số quốc gia quyền con người được khẳng định một cách rõ ràng là quyền tự nhiên vốn có không thể chuyển nhượng.
Khác với quyền con người, căn cứ phát sinh của quyền công dân là dựa trên cơ sở quốc tịch.Tuy nhiên cách xác định quốc tịch của mỗi quốc gia có sự khác nhau. Có quốc gia xác định quốc tịch theo huyết thống có quốc gia lại xác định theo nới sinh.Như vậy để trở thành công dân của một nước cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện do pháp luật nước đó quy định.. Quyền công dân xuất phát từ quyền con người – giá trị trị được thừa nhận chung của nhân loại nhưng được nâng lên thành quyền của công dân và được quy định trong hiến pháp của quốc gia được thừa nhận chung của nhân loại nhưng được nâng lên thành quyền của công dân và được quy định trong hiến pháp của quốc gia.
Cơ chế đảm bảo thực hiện quyền
Luật Quốc tế về Quyền con người có một hệ thống cơ chế đảm bảo việc tôn trọng, thực hiện và bảo vệ quyền con người khá rộng. Từ cơ chế có tính toàn cầu, khu vực tới Quốc gia bằng các hình thức thực hiện là báo cáo của các Quốc gia thành viên, thiết lập các tổ chức giám sát về Nhân quyền của Liên hợp Quốc lẫn các tổ chức khu vực.
Khác so với nhân quyền, cơ chế đảm bảo dân quyền hẹp hơn. Quyền công dân bó hẹp trong mối quan hệ của một Nhà nước với cá nhân, được ghi nhận trong văn bản pháp lý cao nhất. Mọi cá nhân của một nước mang quốc tịch của nước đó đồng thời là chủ thể của quyền con người và quyền công dân.
Việc thực hiện quyền công dân hay có thể nói là quy định về quyền công dân tại các quốc gia khác nhau thì khác nhau bởi nó phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế, xã hội.
Quyền con người và quyền công dân là hai phạm trù khác nhau, song có mối liên hệ rất chặt chẽ, tác động, bổ sung lẫn nhau. Khái niệm và viễn cảnh về quyền con người có thể được nhìn nhận qua lăng kính của quyền công dân và ngược lại. Thực tế cho thấy sự gắn bó giữa quyền con người và quyền công dân ngày càng trở lên mật thiết, đến nỗi trong một số trường hợp rất khó phân biệt và trong một số bối cảnh không cần thiết phải phân biệt giữa chúng (ví dụ các quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, danh dự, nhân phẩm,…). Sự tương đồng kể trên khiến cho những nỗ lực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, quyền công dân trở lên khăng khít, không thể tách rời, kể cả khi những nỗ lực này gắn liền với những chủ thể tương đối khác nhau.
Mặc dù vậy, do những khác biệt nhất định về tính chất, đối tượng và phạm vi điều chỉnh, quyền con người và quyền công dân vẫn sẽ phát triển theo hai “kênh” khác nhau mà sẽ không bao giờ hoà nhập hoàn toàn, trừ khi xã hội loài người không còn nhà nước và pháp luật. Điều này đòi hỏi các chủ thể có liên quan, đặc biệt là các tổ chức quốc tế, các nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự ở các quốc gia cần tiếp tục xây dựng và củng cố các cơ chế hợp tác để cùng thúc đẩy và bảo vệ cả quyền con người và quyền công dân trên mọi cấp độ: quốc gia, khu vực và quốc tế.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)
Đọc thêm: Chứng khoán cổ phiếu là gì