“Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai”, trẻ em như búp măng, là thế hệ của tương lai. Việc học hành đối với trẻ hết sức quan trọng và cần thiết. Mỗi ngày đến trường trẻ em không chỉ học tập, dạy dỗ chữ nghĩa mà còn được dạy cả cách làm người, cách cư xử. Thế nhưng thực tế thì không ít những vụ bạo lực học đường xảy ra trong thời gian qua làm dư luận hoang mang.
Vậy bạo lực học đường là gì? Pháp luật có quy định về vấn đề này không? đây là những thắc mắc của Quý khán giả. Luật Hoàng Phi thấu hiểu và xin đưa ra những nội dung để giúp bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này.
Xem thêm: Thế nào là bạo lực học đường
Nội dung chính
Bạo lực học đường là gì?
Bạo lực học đường là gì là câu hỏi được quan tâm, đây là thực trạng phổ biến trên toàn cầu với mức độ, số lượng ngày càng tăng, theo thống kê về số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày).
Cũng theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào tạo, cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau…Không chỉ vậy, bạo lực có thể từ chính thầy cô, nhà trường với học sinh, từ học sinh cùng trường với nhau hoặc học sinh khác trường, có thể từ các mâu thuẫn rất nhỏ. Bạo lực học đường đã trở thành mối lo ngại của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.
Vậy Bạo lực học đường là gì? Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới WHO đưa ra thì “Bạo lực là hành vi cố ý sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc quyền lực để hủy hoại mình, chống lại người khác hoặc một nhóm người, một tập thể cộng đồng làm họ bị tổn thương hoặc có nguy cơ tổn thương, hoặc tử vong hoặc sang chấn tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển của họ hoặc gây ra các ảnh hưởng khác”.
Theo Bách khoa toàn thư đưa ra thì “Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học”. Bạo lực học đường xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng về mức độ cũng như tính chất.
Bạo lực học đường có thể là những hành vi xâm phạm về thể chất: đánh đấm nhau; nhưng cũng có thể là hành vi xâm hại về mặt tâm lý của học sinh như sử dụng lời nói, hành vi đe dọa từ giáo viên với học sinh, từ học sinh với nhau. Ngày nay bạo lực học đường còn có thể là sự xâm phạm tình dục, bạo lực hoặc quấy rối tình dục diễn ra ngày càng nhiều hơn… Các hành vi bạo lực có thể diễn ra trực tiếp như dung lời nói, dung vũ khí trực tiếp hoặc cũng có thể qua mạng internet ,,,
Bạo hành học đường được hiểu như là một hành động đối xử thô bạo của giới học sinh. Dưới góc độ pháp luật quy định tại Khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường thì “bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập”.
Như vậy có thể hiểu một cách chung nhất về bạo hành học đường đó là một hành vi gây thương tích một cách có chủ đích đối với người khác, gây tổn hại về mặt sức khỏe cũng như tinh thần của người bị hại, từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, tính cách và tương lai của người đó.
Phân loại bạo lực học đường
Bạo lực học đường cũng diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau tùy vào nhiều nhóm đối tượng học sinh khác nhau. Có thể kể đến một số loại bạo lực học đường hiện nay như:
– Bạo lực về thể chất:
Các hành vi đánh đập, bứt tóc, xô đẩy, dứt tóc, xé quần áo, đổ đồ ăn lên người, trấn lột cướp đồ giữa học sinh với nhau.
– Bạo lực bằng lời nói:
Sử dụng những hành vi hoặc lời nói gây xúc phạm, gán ghép hoặc bôi nhọ, sỉ nhục, chế nhạo hoặc bắt người khác làm theo ý mình. Hành vi này có thể ở giáo viên đối với học sinh hoặc học sinh với nhau.
– Bạo lực tâm lý:
Tham khảo thêm: Khái niệm cán bộ công chức
là hành xâm phạm tình dục, có thể động chạm những bộ phận nhạy cảm hoặc thậm chí có những hành vi cưỡng ép tình dục, hiếp dâm, … Hành vi này xảy ra giáo viên đối với học sinh hoặc học sinh với nhau.
– Bạo lực xã hội:
Phân biệt đối xử, cô lập, tẩy chay, nói xấu, bêu rếu xung quanh hay thậm chí là trên mạng xã hội.
– Bạo lực điện tử:
là hành vi uy hiếp bằng các phương tiện điện tử như gọi điện, nhắn tin, đe dọa và bêu rếu người nào đó trên mạng xã hội.
Nguyên nhân của bạo lực học đường
Tình trạng bạo lực học đường ngày càng phổ biến và phức tạp. Vậy do đâu mà lại có tình trạng trên?
Thứ nhất: Có thể thấy tình trạng bạo lực diễn ở môi trường học tập chủ yếu ở độ tuổi 12-17 tuổi. Đây là độ tuổi thay đổi tâm sinh lý của của học sinh – độ tuổi vô cùng nhạy cảm. Bản thân các em chưa làm chủ được nhận thức và hành động của bản thân mà dễ cáu gắt, bực tức và có những hành vi gây bạo lực học đường.
Thứ hai: Từ phía gia đình. Cuộc sống ngày nay ngày càng đòi hỏi vật chất nên phụ huynh bận rộn kiếm tiền, ít quan tâm đến con cái, thậm chí vù áp lực cuộc sống hay trút giận lên chính đứa con của mình. Nhiều gia đình lục đục nên con cái chứng kiến và bị ảnh hưởng.
Thứ ba: Đến từ nhà trường. Nhiều trường học chỉ chú trọng đào tạo giáo dục mà ko để ý giáo dục nhân cách, kĩ năng cư xử phẩm chất cho học sinh. Hoặc khi có bạo lực không có hướng giải quyết nên học sinh không sợ.
Thứ tư: Do phía xã hội. Sự ảnh hưởng do thời đại 4.0 internet phát triển mạnh mẽ và không được kiểm duyệt. Văn hóa bạo lực trong các bộ phim ảnh, sách báo và các trò chơi, game mang xu hướng bạo lực tràn lan trên mạng và không được kiểm duyệt đàng hoàng dẫn đến những đối tượng ở độ tuổi vị thành niên này bị tò mò và tiếp xúc nên có tâm lý bạo hành học đường ở ngoài đời
Thứ năm: Do biến chất về mặt tâm lý. Nhiều học sinh, giáo viên suy thoái đạo đức nghề nghiệp, có những cách nhìn nhận méo mó, lệch lạc biến thái.
Biện pháp phòng chống bạo lực học đường
Về phía học sinh:
– Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo.
– Chấp hành tốt nội quy trường lớp.
– Tránh xa bạo lực. nói không với bạo lực.
– Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí.
Tham khảo thêm: đầu cơ tích trữ là gì
– Học cách kiềm chế cảm súc.
– Tích cự tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằn tăng tính thiện và tính hướng thiện trong con người các em.
Về phía nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục:
– Tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa bộ môn dạy kỹ năng sống vào trong nhà trường.
– Tổ chức các hoạt động sân trường, hoàn động tình nguyện mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân.
– Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực.
– Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đói với giáo viên và học sinh.
– Phối hợp với gia đình và cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn xã trong công cuộc phòng tránh bạo lực học đường.
Về phía giáo viên:
– Thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tham gia dạy kỹ năng sống.
– Có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dân đến bạo lực đối với học sinh trong lớp chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy.
– Tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể trong giờ hoạt động sân trường hoặc trong tiết sinh hoạt, nhăm tăng tình cảm của các em học sinh trong cùng lớp, cùng trường.
– Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh.
– Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc của học sinh.
Về phía gia đình:
– Bố mẹ cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái
Bài viết bạo lực học đường là gì? của chúng tôi rất mong nhận được những chia sẻ, đóp góp từ Quý độc giả để thêm hoàn thiện, trân trọng!
Đọc thêm: Tín chấp là gì ? Phân tích các đặc điểm của tín chấp ?