logo-dich-vu-luattq

Thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu

Trong nhiều trường hợp như thay đổi nơi ở, nơi công tác, người có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) có thể thay đổi nơi khám chữa bệnh đã đăng kí ban đầu. Vậy thủ tục này sẽ được tiến hành như thế nào? Cùng tham khảo bài viết bên dưới nhé.

1Thời điểm thay đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu

Quy định tại Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008 về thời điểm thay đổi nơi KCBBĐ như sau:

“Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.”

Xem thêm: Thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu

Như vậy, không phải lúc nào người tham gia bảo hiểm y tế cũng được phép thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu mà chỉ thực hiện vào tháng 01, 04, 07, 10 hàng năm.

Thời điểm thay đổi nơi khám, chữa bệnh ban đầu

2Thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu gồm những gì?

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 26 của Luật Bảo hiểm Y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, người tham gia BHYT được quyền thay đổi lại cơ sở khám chữa bệnh ban đầu khi cảm thấy cần thiết.

Đây là quy định mang tính chất tạo điều kiện thuận lợi cho những người đóng Bảo hiểm y tế, đặc biệt trong trường hợp người dân phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú ở địa điểm khác thì được thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh phù hợp, thuận tiện cho việc đi lại.

Căn cứ khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH, hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu trực tiếp gồm:

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (đối với người tham gia bảo hiểm y tế).
  • Bảng kê thông tin (đối với đơn vị).

Ngoài ra, cần nộp thẻ bảo hiểm y tế cũ còn giá trị sử dụng.

Thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu gồm những gì?

3Chi phí thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu

Hiện nay, người tham gia bảo hiểm y tế tiến hành thủ tục làm lại thẻ bảo hiểm y tế do thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu không phải thanh toán bất cứ chi phí nào. Hồ sơ làm thủ tục thay đổi này sẽ được giải quyết không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. (Theo khoản 3 Điều 30 Quyết định 595/QĐ-BHXH)

Chi phí thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu

4Thời gian, quy trình giải quyết hồ sơ thay đổi nơi KCBBĐ

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 19, Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định việc đổi thẻ bảo hiểm y tế để thay đổi cơ sở khám chữa bệnh ban đầu đầu. Chi tiết thủ tục thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu gồm:

  • Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo mẫu TK1-TS (01 bản)
  • Thẻ BHYT cũ còn giá trị sử dụng
  • Chứng minh thư nhân dân (bản gốc và 01 bản sao)

Thời gian, quy trình giải quyết hồ sơ thay đổi nơi KCBBĐ

Bước 2: Nộp hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu

Người lao động hoặc đơn vị nộp hồ sơ thay đổi nơi KCB ban đầu vào đầu mỗi quý.

Hồ sơ được nộp cho:

  • Cơ quan BHXH huyện để cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT do BHXH huyện thu.
  • Cơ quan BHXH tỉnh để cấp mới, cấp lại, đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT tại các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu.

Bước 3: Chờ giải quyết

Người lao động và đơn vị nộp hồ sơ sau đó nhận phiếu hẹn hoặc thông báo qua email từ cơ quan BHXH (Nếu thực hiện qua phần mềm BHXH điện tử) nơi nộp hồ sơ.

Cơ quan BHXH sẽ cấp thẻ BHYT mới sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ. Nếu không giải quyết cơ quan BHXH cần nêu rõ lý do không giải quyết.

Bước 4: Nhận thẻ BHXH đã thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu mới

Cơ quan BHXH chuyển thẻ BHYT đã được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu đã đăng ký cho người tham gia hoặc chuyển cho đơn vị nơi làm thủ tục đăng ký lại cơ sở khám chữa bệnh ban đầu cho người lao động.

5Nộp hồ sơ thay đổi đổi nơi KCBBĐ ở đâu?

Tùy theo nơi ở, bạn sẽ nộp hồ sơ ở cơ quan cấp khác nhau:

  • Đối với người tham gia bảo hiểm y tế do bảo hiểm xã hội cấp huyện thu thì nơi nộp hồ sơ là bảo hiểm xã hội cấp huyện.
  • Người tham gia bảo hiểm y tế tại các đơn vị do bảo hiểm xã hội cấp tỉnh trực tiếp thu thì nộp hồ sơ tại bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.

(Căn cứ tại Khoản 3 Điều 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH về cấp thẻ bảo hiểm y tế)

Trung tâm BHXH

6Khám chữa bệnh trong thời gian chờ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế

Khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định việc khám chữa bệnh trong thời gian chờ cấp lại thẻ BHYT như sau:

“Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.”

Như vậy, trong thời gian chờ cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đề nghị thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế nếu xuất trình được giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế cùng với giấy tờ tùy thân có ảnh.

Khám chữa bệnh trong thời gian chờ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế

Mẫu số 4, Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP:

BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH PHÒNG…./BHXH HUYỆN….

Tìm hiểu thêm: Thủ tục thành lập công ty

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Tìm hiểu thêm: Thủ tục thành lập công ty

Số: …./TNHS

…., ngày …. tháng …. năm ….

GIẤY TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ HẸN TRẢ KẾT QUẢ CẤP, CẤP LẠI VÀ ĐỔI THẺ BẢO HIỂM Y TẾ

Người nộp hồ sơ: …………………………………………………………………………………………………

Tên đơn vị (nếu là đại diện cho đơn vị nộp hồ sơ): ………… Mã đơn vị:………………………..

Họ và tên người tham gia bảo hiểm y tế: …………………………………………………………………

Mã thẻ bảo hiểm y tế:…………………………………………………………………………………………….

Nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu: ……………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại liên hệ: ……………………………………………………………………………………………

Email (nếu có) ……………………………………………………………………………………………………..

Nội dung yêu cầu giải quyết: ………………………………………………………………………………….

1. Thành phần hồ sơ nộp gồm:

TT

Tên giấy tờ

Số lượng

Ghi chú

2. Thời hạn giải quyết hồ sơ theo quy định: …………. ngày

3. Thời gian nhận hồ sơ: ngày ….. tháng …. năm …..

4. Thời gian trả kết quả giải quyết hồ sơ: ngày …. tháng …. năm ….

5. Đăng ký nhận kết quả tại:

– Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả

– Qua dịch vụ bưu chính

Đọc thêm: Mẫu đăng ký người phụ thuộc

Địa chỉ nhận kết quả: …………………………………………………………………………………………….

6. Đối với kết quả là tiền giải quyết chế độ, đề nghị nhận tại:

– Cơ quan BHXH

– Nhận qua tài khoản

Số tài khoản: …………………………………………………….. Ngân hàng ……………………………….

Tên chủ tài khoản: ………………………………………………………………………………………………..

NGƯỜI NỘP HỒ SƠ

NGƯỜI TIẾP NHẬN HỒ SƠ

Đã nhận kết quả giải quyết vào ngày ….. tháng ….. năm …..

NGƯỜI NHẬN (Ký và ghi rõ họ tên)

(Trang sau)

Hướng dẫn:

1. Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả được lập thành 02 liên, một liên giao cho cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ, một liên chuyển cùng hồ sơ cho Bộ phận nghiệp vụ sau đó lưu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

2. Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả được lập cho từng loại hồ sơ theo từng thủ tục hành chính (ví dụ: một đơn vị nộp 3 loại hồ sơ khác nhau thì sẽ có 3 giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả).

3. Tại phần nội dung yêu cầu giải quyết: Ghi tóm tắt yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính.

Một số trường hợp cần lưu ý:

a) Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại, gộp, đổi, điều chỉnh thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế: viên chức Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả ghi đầy đủ nội dung mà cá nhân yêu cầu giải quyết; đồng thời ghi mã thẻ bảo hiểm y tế cũ để sử dụng Phiếu hẹn thay thế thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh;

b) Trường hợp đơn vị yêu cầu cấp lại, gộp, đổi, điều chỉnh thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế: viên chức Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ kèm theo Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm y tế.

c) Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đề nghị cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm có thời gian tham gia bảo hiểm y tế ở nhiều nơi khác nhau ghi cụ thể tên đơn vị tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố nơi đã đóng bảo hiểm y tế.

4. Cá nhân đăng ký nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội, khi đến nhận kết quả là tiền giải quyết chế độ bảo hiểm y tế, viên chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả hướng dẫn cá nhân như sau:

a) Người hưởng chế độ trực tiếp nhận: cung cấp giấy hẹn và chứng minh nhân dân.

b) Người khác nhận thay:

– Nếu là thân nhân của người hưởng chế độ: cung cấp giấy hẹn, chứng minh nhân dân giấy tờ chứng minh là thân nhân của người hưởng bảo hiểm y tế (bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc giấy đăng ký kết hôn…)

– Nếu là người giám hộ: cung cấp giấy hẹn, chứng minh nhân dân giấy tờ chứng minh là giám hộ đương nhiên của người hưởng bảo hiểm y tế (bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc giấy đăng ký kết hôn…). Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên theo quy định của pháp luật thì cung cấp giấy hẹn, chứng minh nhân dân, quyết định công nhận việc giám hộ của cấp có thẩm quyền.

– Nếu không phải là thân nhân hoặc người giám hộ nêu trên: cung cấp giấy hẹn, chứng minh nhân dân, giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật hiện hành./.

Hi vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho khi cần thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu. Nếu có thắc mắc hãy bình luận phía dưới cho chúng tôi biết nhé!

Đọc thêm: Thủ tục nhập học cho trẻ mầm non

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !