logo-dich-vu-luattq

Thành lập chi nhánh khác tỉnh

>> Luật sư tư vấn pháp luật doanh nghiệp: 1900.6162

Xem thêm: Thành lập chi nhánh khác tỉnh

Trả lời:

1. Công ty em nên lập chi nhánh hay là văn phòng đại diện ?

“Điều 45. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp (Luật doanh nghiệp 2014)

1. Chi nhánh, là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.”

Theo quy định trên thì công ty bạn đều có thể thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chính Minh. Mặc dù đều là đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp nhưng phạm vi hoạt động của chi nhánh và văn phòng đại diện lại khác nhau. Cụ thể, đối với chi nhánh thì chi nhánh có thể thực hiện được các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như ký kết các hợp đồng với các đối tác. Còn Văn phòng đại diện có chức năng thăm dò thị trường, tìm kiếm các đối tác mới, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp…và chỉ có thể ký kết hợp đồng với đối tác khi có sự ủy quyền của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn bán hàng tại đơn vị trực thuộc thì chỉ có thể thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh. Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh và không được phát sinh doanh thu.

Tìm hiểu thêm: Danh sách mã ngành đăng ký kinh doanh

2. Nếu lập chi nhánh thì công ty em phải có MST riêng, con dấu riêng, hoạch toán riêng, khai báo và nộp thuế riêng,. . . phải không ạ?

Điều 33. Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo lập địa điểm kinh doanh

“1. Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện:

Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải gửi Thông báo lập chi nhánh, văn phòng đại diện đếnPhòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Nội dung Thông báo gồm:

a) Mã số doanh nghiệp;

b) Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;

c) Tên chi nhánh, văn phòng đại diện dự định thành lập;

d) Địa chỉ trụ sởchi nhánh, văn phòng đại diện;

đ) Nội dung, phạm vi hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;

e) Thông tin đăng ký thuế;

Đọc thêm: Hủy giấy phép kinh doanh hộ cá thể như thế nào?

g) Họ, tên; nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều10 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;

h) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.”

Kèm theo thông báo quy định tại khoản này, phải có

>&gt Xem thêm: Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội uy tín, chuyên nghiệp

– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệmhữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công tyhợp danh về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;

– Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh văn phòng đại diện;

– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 10 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.

Căn cứ vào quy định trên thì khi thành lập chi nhánh, công ty của bạn cần phải có mã số doanh nghiệp, thông tin đăng ký thuế và các giấy tờ tùy thân của người đứng đầu chi nhánh…Như vậy, để thành lập chi nhánh, công ty của bạn cần phải có mã số thuế, con dấu riêng, hoạch toán riêng.

3. Lập văn phòng đại diện có được không ạ? quyền lợi và nghĩa vụ của văn phòng đại diện?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp đều có quyền thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện. Như vậy, công ty của bạn được thành lập văn phòng đại diện. Trong luật doanh nghiệp 2014 cũng như các văn bản liên quan không có quy định cụ thể nào về quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện. Tuy nhiên, căn cứ vào định nghĩa về văn phòng đại diện thì văn phòng đại diện có quyền “đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó” tức có quyền thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với thị trường và các đối tác mới, ký kết hợp đồng nếu được doanh nghiệp ủy quyền. Văn phòng đại diện không được có hoạt động kinh doanh.

Tìm hiểu thêm: Thủ tục pháp lý thành lập doanh nghiệp

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !