Hóa đơn gtgt để sử dụng cho chi nhánh mới được làm thông báo phát hành như thế nào, đơn vị em sử dụng hóa đơn đặt in. Chi nhánh đặt in theo địa chỉ chi nhánh hay công ty đặt in hóa đơn công ty rồi đưa cho chi nhánh sử dụng ?
Em cám ơn rất nhiều.
Xem thêm: Thành lập chi nhánh hạch toán độc lập
Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Thuế của Công ty luật Minh Khuê
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn pháp luật thuế của Công ty luật Minh Khuê, vấn đề bạn quan tâm xin trao đổi cụ thể như sau:
Nội dung chính
- 1 1. Cơ sở pháp lý
- 2 2. Hình thức hạch toán độc lập có thuận lợi hơn so với hạch toán phụ thuộc không ?
- 3 3. Phát hành hóa đơn của tổ chức kinh doanh
- 4 4. Về trình tự làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn
- 5 5. So sánh Hạch toán độc lập và Hạch toán phụ thuộc
- 6 6. Chế độ của người lao động làm việc trong chi nhánh hạch toán độc lập
1. Cơ sở pháp lý
Thông tư 39/2014/TT-BTC
2. Hình thức hạch toán độc lập có thuận lợi hơn so với hạch toán phụ thuộc không ?
Hạch toán tài chính độc lập là hình thức hạch toán thuế của các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp (như chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh).
Tuy nhiên, pháp luật doanh nghiệp không có quy định về khái niệm hạch toán tài chính độc lập. Trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành, có thể hiểu khái quát, hạch toán tài chính độc lập là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại đơn vị trực thuộc (như chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) được ghi sổ kế toán tại đơn vị, tự kê khai và quyết toán thuế.
>> Xem thêm: Hướng dẫn kê khai mẫu 05/KK-TNCN theo quy định mới nhất
Điểm khác nhau cơ bản của chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
Điểm giống nhau của chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
– Do công ty mẹ tổ chức bộ máy nhân sự.
– Vốn kinh doanh của công ty, hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh là của công ty sau khi nộp thuế.
– Hoạt động theo chủ trương, hoặc theo ủy quyền của công ty.
>> Xem thêm: Khái niệm cơ bản về giá trị, giá trị sử dụng, giá trị trao đổi và giá cả của hàng hóa ?
– Kê khai thuế GTGT độc lập với công ty.
Các đơn vị trực thuộc thực hiện hạch toán tài chính độc lập phải thực hiện đăng kí nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng với trụ sở chính.
Khi kê khai thuế đối với chi nhánh của công ty hạch toán độc lập hay hạch toán phụ thuộc là do quy định cụ thể của từng chi nhánh công ty.
Hạch toán phục thuộc hay còn gọi là báo sổ c thì chi nhánh chỉ tập hợp chứng từ, cuối tháng gửi về công ty chính để kê khai, quyết toán thuế.
Hạch toán độc lập là mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại chi nhánh được ghi sổ kế toán tại đơn vị, tự kê khai và quyêt toán thuế. Chi nhánh này có con dấu, mã số thuế ( 13 số).
Hạch toán độc lập:
Ưu điểm: Sổ sách, chứng từ rõ ràng, độc lập nên đơn giản quản lí doanh thu, tiền bạc cũng giống như phân tích tình hình lỗ lãi của đơn trị trực thuộc và của trụ sở chủ đạo.
Nhược điểm: cuối tháng phải lập 2 BCTC, 2 Báo cáo thuế (các loại), các báo cáo cho các cơ quan chức năng khác cũng phải làm riêng cho công ty và chi nhánh, chứng từ cũng phải lưu riêng. Hạch toán phụ thuộc:
Đọc thêm: Thủ tục đăng ký kinh doanh thương mại điện tử
Ưu: Giảm thiểu 1 số công việc kế toán như lập các loại báo cáo.
Nhược: Khó quản lý chi phí, lỗ lãi, chứng từ.
>> Xem thêm: Mức thuế suất mới áp dụng với hộ kinh doanh cá thể năm 2022
Như vậy
Việc lựa chọn đăng kí thuế cho đơn vị trực thuộc (như chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) theo hình thức hạch toán tài chính độc lập hay hạch toán tài chính phụ thuộc là tùy thuộc vào chế độ quản lí điều hành, quản lí sổ sách của công ty. Đồng thời cũng cần dựa vào tình hình hoạt động thực tế của đơn vị trực thuộc đó, theo đó:
– Trên cơ sở những ưu và nhược điểm của hình thức hạch toán tài chính độc lập nêu trên thì nếu đơn vị trực thuộc đó có nhiều hoạt động kinh doanh, có kế hoạch hoạt động trong một thời gian lâu dài và có nhiều sổ sách, chứng từ muốn dễ dàng quản lí chi phí, chủ động phân tích tình hình lỗ lãi của đơn vị mình thì nên lựa chọn hạch toán tài chính độc lập.
– Với hình thức hạch toán tài chính phụ thuộc sẽ có ưu điểm là không phải tổ chức thêm bộ máy kế toán như vậy đơn vị trực thuộc sẽ dễ dàng trong quản lí điều hành; đồng thời cũng giảm thiểu được một số công việc kế toán như lập các báo cáo tài chính.
Tuy nhiên, hình thức hạch toán này lại có nhược điểm là khó quản lí chi phí, chứng từ, tình hình lỗ lãi; hơn thế nữa, trong trường hợp thành lập đơn vị trực thuộc hạch toán tài chính phụ thuộc khác tỉnh ở vị trí địa lí xa so với trụ sở chính sẽ gây khó khăn trong việc luân chuyển chứng từ, có thể dẫn đến kê khai chậm trễ.
Vậy nên nếu chi nhánh của bạn có ít hoạt động, chi phí, doanh thu thì nên hạch toán phụ thuộc và ngược lại.
3. Phát hành hóa đơn của tổ chức kinh doanh
Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính Tại Khoản 4 Điều 9 quy định về việc phát hành hóa đơn của tổ chức kinh doanh như sau:
“ Thông báo phát hành hóa đơn và hoá đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất năm (05) ngày trước khỉ to chức kình doanh bắt đầu sử dụng hóa đon và ti’ong thời hạn mười (10) ngày, kế từ ngày ký thông báo phát hành. Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hoá đơn mẫu phải được niêm yết rồ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn đế bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn.
Trường hợp tể chức kinh doanh khi gửi thông háo phát hành từ lần thứ 2 trở đi, nếu không có sự thay đoi về nội dung và hình thức hóa đơn phát hành thì không cần phải gửi kềm hóa đơn mẫu.
>> Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng xuống còn 8% theo Nghị quyết 43 từ 01/02/2022
Trường hợp tổ chức có các đơn vị trực thuộc, chỉ nhánh có sử dụng chung mâu hóa đơn của to chức nhưng khai thuế giá trị gỉa tăng riêng thì từng đơn vị trực thuộc, chì nhánh phải gửi Thông báo phát hành cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp tố chức có các đơn .vị trực thuộc, chi nhánh có sử dụng chung mâu hóa đơn của tố chức nhưng tố chức thực hiện khai thuế giá trị gia tăng cho đơn vị trực thuộc, chi nhánh thì đơn vị trực thuộc, chỉ nhánh không phải Thông báo phát hành hoá đơn. ”
4. Về trình tự làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn
Về trình tự làm thủ tục Thông báo phát hành hóa đơn được tiến hành như sau:
– Nộp hồ sơ trực tiếp lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất năm ngày trước khi doanh nghiệp bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành.
– Cơ quan thuế sẽ đóng dấu xác nhận, trường hợp phát hiện thông báo phát hành không đảm bảo đủ nội dung theo đúng quy định thì trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được Thông báo, cơ quan thuế sẽ có văn bản thông báo cho tổ chức, hộ, cá nhân biết. Doanh nghiệp điều chỉnh để thông báo phát hành mới.
– Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hóa đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn.
– Trên thông báo phát hành hóa đơn có ghi rất rõ về “ Ngày bắt đầu sử dụng” Các Doanh nghiệp lưu ý là chỉ xuất hóa đơn từ ngày đó trở đi.
5. So sánh Hạch toán độc lập và Hạch toán phụ thuộc
• Điểm giống nhau cơ bản:
>> Xem thêm: Khai bổ sung hồ sơ khai thuế và xử phạt về hành vi khai sai tờ khai ?
– Công ty mẹ sẽ tổ chức bộ máy nhân sự. – Vốn kinh doanh là của công ty; – Hiệu quả của công việc sản xuất kinh doanh của chi nhánh là của công ty sau khi đã nộp thuế. – Chi nhánh hoạt động theo chủ trương hoặc theo ủy quyền của công ty đề ra. – Bộ phận kế toán của chi nhánh thuộc đơn vị kế toán của công ty. – Kê khai thuế giá trị gia tăng độc lập với công ty;
Tham khảo thêm: Thành lập công ty giáo dục
• Điểm khác nhau giữa hai hình thức hạch toán này:
– Chi nhánh hoạch toán phụ thuộc: + Chuyển số liệu, doanh thu, chứng từ về cho công ty; + Công ty kết hợp số liệu, chứng từ của các chi nhánh khác cùng công ty và hoạt động của công ty để hạch toán và thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp. + Số liệu trong sổ sách là một phần của sổ sách của công ty; + Bộ phần kế toán của các chi nhánh đều thuộc đơn vị kế toán của công ty. – Chi nhánh hoạch toán độc lập: + Xác định chi phí tính thuế và thu nhập tính thuế; + Chi nhánh chịu trách nhiệm kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể liên quan gì đến hiệu quả của công ty và các chi nhánh khác trong cùng một công ty. + Chi nhánh phải hạch toán đầy đủ sổ sách , báo cáo tài chính…. + Phòng kế toán hoặc bộ phận kế toán tại chi nhánh hạch toán độc lập là một đơn vị kế toán theo quy định của Luật kế toán.
6. Chế độ của người lao động làm việc trong chi nhánh hạch toán độc lập
Người lao động tại các chi nhánh hạch toán độc lập được hưởng đầy đủ các chế độ: Các loại Bảo hiểm bắt buộc theo quy định, tiền thưởng lễ tết, công tác phí, học phép …như NLĐ tại các chi nhánh hạch toán phụ thuộc trong công ty
* Về việc tham gia bảo hiểm xã hội:
Căn cứ Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;…”
Theo quy định trên, người lao động làm việc với hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên thì sẽ được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
* Về chế độ tiền lương, tiền thưởng, công tác phí,,,
>> Xem thêm: Mức phạt tiền thuế chậm nộp theo quy định mới nhất năm 2022 ?
Căn cứ Điều 90 “Bộ luật lao động năm 2019” quy định tiền lương như sau:
“Điều 90. Tiền lương
1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
2. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.”
Nếu là người lao trong công ty thì sẽ được thanh toán tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khác như bình thường, không có sự phân biệt giữa chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
Trên đây là tư vấn của Luật Minh Khuê về “Nên thành lập chi nhánh mới cho công ty để là hạch toán độc lập hay phụ thuộc ? “ . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn pháp luật Thuế áp dụng với chi nhánh mới thành lập, gọi: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế – Công ty luật Minh Khuê
Tham khảo thêm: Thủ tục đăng ký bổ sung địa điểm kinh doanh