logo-dich-vu-luattq

Thẩm quyền giải quyết ly hôn của tòa án

1. Luật sư tư vấn về ly hôn

Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Tuy nhiên, cuộc sống vợ chồng trong gia đình không phải lúc nào cũng hoà thuận, khi tình cảm vợ chồng tan vỡ, những xung đột, mâu thuẫn sâu sắc đến mức họ không thể chung sống với nhau nữa thì ly hôn là giải giáp cho cả vợ và chồng cùng các thành viên khác trong gia đình.

Xem thêm: Thẩm quyền giải quyết ly hôn của tòa án

Dưới góc độ pháp lý thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án. Toà án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử, phán quyết ly hôn của Toà được thể hiện dưới hình thức bản án hoặc quyết định. Nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn, giải quyết được tất cả các nội dung sau ly hôn thì Toà án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn. Trường hợp vợ chồng mâu thuẫn, tranh chấp thì Toà án xét xử và ra phán quyết ly hôn dưới dạng bản án. Tuy nhiên, để tránh tình trạng ly hôn diễn ra ngày một phổ biến, thì pháp luật hiện hành đã quy định cụ thể, giới hạn các trường hợp vợ, chồng được quyền đơn phương ly hôn.

Trường hợp bạn có vướng mắc liên quan đến vụ việc ly hôn như căn cứ ly hôn, cơ quan có thẩm quyền giải quyết,…hoặc các vấn đề khác trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình thì bạn có thể gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia hoặc gọi Hotline: 1900.6169 để được chúng tôi hỗ trợ.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Thẩm quyền của tòa án đối với vụ án, vụ việc ly hôn thế nào?

Câu hỏi: Xin chào văn phòng luật sư. Thưa luật sư, tôi có một thắc mắc muốn hỏi, mong luật sư trả lời giúp tôi. Tôi thuộc tỉnh Y nhưng lấy chồng ở BH. Chúng tôi đã đăng ký kết hôn tại tỉnh BH nhưng hiện nay vợ chồng tôi đang ở Y. Vậy chúng tôi làm đơn ly hôn tại tỉnh Y thì có được Tòa án nhân dân tỉnh Y giải quyết không? Rất mong luật sư cho tôi câu trả lời. Tôi chân thành cảm ơn!

>> Tư vấn ly hôn và thủ tục liên quan, liên hệ: 1900.6169

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi những thắc mắc của bạn đến công ty Luật Minh Gia. Với những thông tin bạn cung cấp chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Điều 36 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của các Tòa án chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:

“Điều 36. Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

2. Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.

3. Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện chưa có Tòa chuyên trách thì Chánh án Tòa án có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử và phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.”

Như vậy, Việc giải quyết những vụ việc hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện (quận, huyện) không phải là tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Theo đó, Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ như sau:

“Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

Tham khảo thêm: Vợ chồng ly hôn con theo ai

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.…”

Như vậy, thẩm quyền sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện (quận, huyện) nơi anh chị đang cư trú chứ không phải Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Và có hai trường hợp về Thẩm quyền của Tòa án như sau:

– Trong trường hợp đơn phương xin ly hôn: Dựa theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân quận, huyện nơi chồng chị đang cư trú.

– Trong trường hợp thuận tình ly hôn : Dựa theo điểm h khoản 2 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân quận, huyện nơi chị hoặc chồng chị cư trú.

3. Tư vấn thắc mắc về thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn

Hỏi: Chào công ty luật minh gia tôi đang muốn giải quyết vấn đề ly hôn nhưng ko biết làm như thế nào. Tôi mang đơn khởi kiện ly hôn xuống tòa án nhân dân huyện để nộp thì bên nhận đơn ly hôn bảo là không thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân huyện vì vợ tôi hiện đang sinh sống tại quê ngoại ở điện biên. Và bảo tôi phải nộp đơn lên trên nơi vợ tôi ở để giải quyết. Tôi mong công ty luật gia minh tư vấn giúp tôi xem là có phải như vậy không và cách giải quyết như thế nào. Tôi xin cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn anh đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của anh chúng tôi tư vấn như sau:

Trước tiên cần xác định việc anh yêu cầu giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên hay thuận tình ly hôn giữa vợ và chồng mà từ đó có thể xác định thẩm quyền của Tòa án thụ lý giải quyết.

Trường hợp anh và vợ thuận tình trong việc yêu cầu giải quyết ly hôn, thẩm quyền của Tòa án được xác định Theo Điểm h, Khoản 2, Bộ luật Tố tụng Dấn sự 2015 như sau:

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

h) Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;

Theo đó, nếu bạn và vợ thuận tình ly hôn, bạn có thể chọn lựa Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi bạn cư trú hoặc nơi vợ bạn cư trú làm cơ quan giải quyết vụ việc.

Trường hợp bạn gửi đơn ly hôn đơn phương, cũng tại điều luật này có quy định như sau:

Đọc thêm: Hôn nhân một vợ một chồng

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ (đã trích dẫn tại phần tư vấn 1)

Như vậy, nếu ly hôn đơn phương mà anh là người có yêu cầu ly hôn thì tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi vợ anh đang cư trú. Trường hợp 2 vợ chồng có thể thỏa thuận bằng văn bản để yêu cầu Tòa án nơi anh đang cư trú giải quyết vụ việc thì Tòa án này cũng có thẩm quyền giải quyết.

Từ những phân tích trên, nếu có thỏa thuận với vợ và được chị này đồng ý thì anh vẫn có thể gửi đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi anh đang cư trú để giải quyết yêu cầu ly hôn.

Về thủ tục đơn phương ly hôn, anh có thể tham khảo ở bài viết sau:

>> Thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên

>> Luật sư hướng dẫn thủ tục ly hôn, gọi: 1900.6169

4. Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án ly hôn như thế nào?

Hỏi: Chào luật sư cho tôi hỏi về việc giải quyết ly hôn ở đâu như sau: Vợ tôi đã bế hai đứa con về ngoại để ở, được 15 ngày, cô ta có ý muốn ly hôn, xin hỏi tòa án ở quê vợ có quyền giải quyết hay tòa an bên quê chồng có quyền giải quyết. Vợ chồng chúng tôi có 2 đứa. Con trai 1 đứa 25 tháng tuổi, một đứa 40 tháng tuổi, nếu tôi xin tòa cho tôi nuôi cả hai đứa con của tôi có được không?

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến cho Công ty Luật Minh Gia. Về vấn đề của bạn, Luật Minh Gia xin được giải đáp như sau:

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ (đã được trích dẫn tại phần tư vấn trên)

Theo đó, nếu bạn muốn đơn phương ly hôn thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết sẽ là Tòa án cấp huyện nơi vợ bạn cư trú, ngược lại nếu vợ bạn muốn nộp đơn xin ly hôn thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn đang cư trú, trừ trường hợp hai vợ chồng bạn có thể thỏa thuận yêu cầu tòa án của một trong hai bên cư trú giải quyết.

Về người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:

Tại Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo quy định tại Điều luật này, thì con 25 tháng tuổi của bạn sẽ được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, còn con 40 tháng tuổi của bạn sẽ do Tòa án quyết định giao cho một bên vợ hoặc chồng nuôi căn cứ vào tình hình thực tế và dựa trên lợi ích tối đa của cháu bé. Trừ trường hợp hai vợ chồng bạn có sự thỏa thuận khác, nghĩa là nếu như vợ bạn đồng ý giao cả hai con cho bạn trực tiếp nuôi thì bạn có thể nuôi cả hai cháu bé.

Trên đây là nội dung tư vấn về: Thẩm quyền của Tòa án đối với vụ án / vụ việc ly hôn? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn ly hôn trực tuyến để được giải đáp.

Tham khảo thêm: Luật sư tư vấn ly hôn

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !